xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khủng hoảng tồi tệ nhất của Ý sau 1945

Cao Lực

Lệnh phong tỏa được triển khai ở Ý cũng như một số nước châu Âu khác nhiều khả năng gây ra tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp trên diện rộng

Đại dịch Covid-19, do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, tiếp tục diễn biến xấu vào ngày 21-3 khi số ca nhiễm mới tăng mạnh tại Mỹ và châu Âu, buộc một số khu vực ráo riết bổ sung giường bệnh và trang thiết bị y tế.

Theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý (CPA), tổng số người nhiễm và thiệt mạng vì Covid-19 tại quốc gia của họ đã tăng lên 53.578 và 4.825 người, tăng thêm 6.557 và 793 người sau 24 giờ - mức tăng kỷ lục kể từ khi virus bùng phát tại quốc gia này vào tháng trước.

"Đây là khủng hoảng khó khăn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong thời kỳ hậu chiến" - Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh "chỉ những hoạt động sản xuất được đánh giá quan trọng đối với sản xuất quốc gia mới được phép tiếp diễn".

Cùng ngày, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn Covid-19, đồng thời cảnh báo "điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến", sau khi tổng số người nhiễm và thiệt mạng tại quốc gia này tăng lên 24.926 và 1.326 người, tăng thêm 4.946 và 324 người so với ngày trước đó.

Theo Reuters, những số liệu trên đã làm gia tăng nỗi lo về việc bệnh viện quá tải và thiếu thốn trang thiết bị y tế, như khẩu trang và máy thở, tại Tây Ban Nha. Khoảng 1.612 bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt tại quốc gia này và theo Chủ tịch Hội Y học chuyên sâu Tây Ban Nha Ricard Ferrer, con số này có thể tăng lên khoảng 10.000 người trong 8-10 tuần tới.

Khủng hoảng tồi tệ nhất của Ý sau 1945 - Ảnh 1.

Binh sĩ Ý được triển khai đến khu vực Lombardy để thực hiện lệnh phong tỏa hôm 21-3Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen kêu gọi khối Liên minh châu Âu (EU) "đoàn kết tuyệt đối" khi khẳng định "không một nước thành viên nào có thể đối mặt với mối đe dọa này một mình, bởi Covid-19 không có biên giới".

Theo Reuters, các biện pháp phong tỏa được triển khai ở Ý cũng như một số nước châu Âu khác nhiều khả năng gây ra tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp diện rộng. Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis cho biết ủy ban này đang đẩy nhanh công việc trong kế hoạch hành động toàn EU để hỗ trợ người thất nghiệp.

Trong khi đó, tại Mỹ, Thống đốc bang New York Andrew Coumo cho biết chính quyền của ông "đang lùng sục cả thế giới để tìm kiếm các nguồn cung y tế, theo đúng nghĩa đen". Theo hãng tin AP, trong khi nhân viên chăm sóc sức khỏe từ bang Oklahoma đến bang Minnesota kêu gọi đóng góp thiết bị bảo hộ y tế, nhân viên tại một bệnh viện ở TP Detroit, bang Michigan, đã bắt đầu làm khẩu trang tự chế cho nhân viên.

Tính đến ngày 21-3, Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ ba thế giới, với 26.900 ca - tăng 2.693 ca sau 24 giờ. Cùng giai đoạn, quốc gia này ghi nhận thêm 46 ca tử vong, lên tổng số 348 ca. Với 10.356 ca nhiễm và 56 ca tử vong, New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại Mỹ. "Các ước tính cho thấy từ 40% đến 80% cư dân bang New York sẽ bị nhiễm virus. Điều này có nghĩa là số người nhiễm virus vào những tháng tới có thể lên đến 15,6 triệu người" - ông Cuomo cảnh báo.

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer trước đó cho biết Tổng thống Donald Trump đã phê duyệt tuyên bố tình trạng thảm họa của New York, cho phép bang này nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ Quỹ Cứu trợ Thảm họa.

Trên toàn thế giới, tính đến ngày 21-3, đã có gần 1 tỉ người ở 35 quốc gia bị yêu cầu ở nhà để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19. Tại Mỹ, hơn 33% cư dân đang thích ứng cuộc sống theo khuôn khổ của các biện pháp phong tỏa. New Jersey trở thành bang mới nhất của Mỹ ban hành lệnh giới hạn đi lại, đóng cửa doanh nghiệp, trường học và yêu cầu hàng triệu cư dân làm việc tại nhà. 

90610773_874928292972697_3620457302231875584_n

Một nữ hành khách rời khỏi sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok

Các nước đóng biên giới, hạ lệnh giới nghiêm

Trước rủi ro ngày một cao các ca bệnh Covid-19 từ nước ngoài xâm nhập, một loạt quốc gia đóng cửa biên giới và hạn chế xuất nhập cảnh khiến người dân nhiều nước trên thế giới gặp khó khăn khi tìm cách hồi hương.

Singapore ngày 22-3 thông báo cấm mọi trường hợp nhập cảnh vào nước này dù thời gian lưu lại ngắn hạn hoặc chỉ quá cảnh tại đảo quốc này từ hôm nay (23-3). Thời hạn kết thúc lệnh này vẫn chưa được ấn định trước. Bộ Y tế Singapore nhấn mạnh biện pháp này nhằm bảo tồn nguồn lực để tập trung chăm lo cho người Singapore. Tại Nhật Bản, Bộ Ngoại giao đưa ra yêu cầu hạn chế đi lại vào lãnh thổ Mỹ bởi dịch Covid-19 đang có xu hướng bùng phát tại đây. Cơ quan này cũng cảnh báo nguy hiểm do nhiễm virus SARS-CoV-2 đối với những người có dự định đi nước ngoài trong thời gian này và người Nhật đang sống tại nước ngoài.

Cùng ngày, Ấn Độ phát lệnh giới nghiêm dài 14 giờ từ ngày 22-3 nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Theo hãng tin Reuters, 4 thành phố ở bang Gujarat đã tuyên bố ngừng hoạt động hoàn toàn cho đến ngày 25-3. Trong khi đó, bang láng giềng Rajasthan ra lệnh ngừng hoạt động cho đến ngày 31-3. Còn các bang miền Đông và miền Trung Ấn Độ đình chỉ hoạt động xe buýt liên bang để ngăn chặn dòng người lao động từ trung tâm đô thị về vùng thôn quê.

Để ngăn chặn Covid-19, nhiều bang ở Úc như New South Wales, Victoria tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả dịch vụ không thiết yếu và cấm hoạt động giải trí, trước mắt đến ngày 24-3. Tuy nhiên, Thủ hiến bang Victoria, ông Daniel Andrew, khẳng định lệnh cấm mới này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của các siêu thị, ngân hàng, hiệu thuốc, trạm xăng, cửa hàng tiện lợi và vận chuyển hàng hóa.

Huệ Bình

90598180_3095176093849926_7801767295289655296_n

Các bác sĩ Cuba trong lễ tiễn lên đường tới Ý ở Havana hôm 21-3 Ảnh: REUTERS

Quân y Nga, bác sĩ Cuba sang giúp Ý

Điện Kremlin ngày 21-3 cho biết trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, nhà lãnh đạo Nga đã đề nghị giúp đỡ dưới hình thức hỗ trợ phương tiện khử trùng di động và gửi các chuyên gia đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Ý. Như vậy, từ ngày 22-3, quân đội Nga sẽ bắt đầu gửi trợ giúp y tế đến Ý để giúp nước này chống dịch Covid-19 sau khi nhận được lệnh từ Tổng thống Vladimir Putin. Cụ thể, các máy bay vận tải quân sự sẽ chuyển 8 lữ đoàn di động gồm quân y, phương tiện khử trùng đặc biệt và các thiết bị y tế khác đến Ý.

Góp sức cùng Nga hỗ trợ Ý chống Covid-19 là đội ngũ y - bác sĩ Cuba, theo yêu cầu của vùng ảnh hưởng nặng nhất - Lombardy. Theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên Cuba cử đội ngũ khẩn cấp tới đất nước hình chiếc ủng, cho thấy khả năng ngoại giao y tế của mình. Đây là phái đoàn y tế thứ sáu mà Cuba đã gửi đi trong những ngày gần đây để giúp đối phó với dịch Covid-19 ở các nước, gồm Venezuela, Nicaragua, Jamaica, Suriname và Grenada. Ý đang là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đến nay, nước này có 4.825 ca tử vong, cao nhất thế giới, với 53.578 ca nhiễm, chủ yếu ở vùng Lombardy.

Số ca Covid-19 tăng nhanh khiến chính phủ Anh phải kêu gọi 4.500 y - bác sĩ đã nghỉ hưu "tham chiến". Việc tuyển dụng nhân viên y tế nghỉ hưu ra làm việc trở lại là một trong nhiều biện pháp được chính phủ thông qua, sau khi Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) đạt được thỏa thuận với các bệnh viện tư trong nước tăng cường thêm 8.000 giường bệnh, máy thở và đội ngũ nhân viên y tế đi kèm. Thỏa thuận "trưng dụng" kiểu này đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ năng lực của khu vực y tế tư nhân sẽ được tăng cường cho NHS.

Gia Hòa

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo