xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế thế giới trên đà phục hồi

Xuân Mai

Tăng trưởng đối với khu vực đồng euro cũng như trên kinh tế thế giới đang phục hồi trở lại theo quỹ đạo trước đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia kinh tế Tom Orlik và Bjorn Van Roye tại Bloomberg Economics cho rằng biến thể Delta có thể khiến bức tranh kinh tế toàn cầu thay đổi nhanh chóng.

Tuy nhiên, dữ liệu hiện tại cho thấy sự khởi đầu tích cực trong quý III/2021 khi tiến trình phục hồi toàn cầu đang tăng tốc và lạm phát được điều chỉnh. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong quý III/2021 đang trên đà tăng 1,8% so với 3 tháng trước đó, theo Bloomberg Economics.

Tại châu Âu, nền kinh tế Đức tăng trưởng đáng kể so với mức tăng trưởng trung bình của khu vực, theo báo cáo của Trung tâm dữ liệu ZEW (Đức). Nền kinh tế Đức dự kiến chỉ còn thấp hơn GDP trước đại dịch 1,5% vào cuối năm 2021 và cao hơn khoảng 2,8% vào cuối năm 2022.

Trong khi đó, nền kinh tế Anh đã tăng trưởng hơn dự kiến vào tháng 6 nhờ các hạn chế phòng dịch được nới lỏng. Văn phòng Thống kê quốc gia Anh cho biết hôm 12-8 GDP của Anh tăng 1%, cao hơn mức 0,8% mà các nhà kinh tế dự đoán. Điều đó giúp mức tăng trưởng trong quý II/2021 đạt 4,8%, gần với mức 5% được Ngân hàng Trung ương Anh dự báo hồi tuần trước.

Kinh tế thế giới trên đà phục hồi - Ảnh 1.

Người dân đeo khẩu trang mua sắm trong cửa hàng quần áo ở thủ đô London - Anh cuối tháng 7. Ảnh: REUTERS

Sự phục hồi mạnh mẽ sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong 3 thế kỷ đã giúp GDP của Anh thu hẹp khoảng cách so với thời điểm trước phong tỏa còn khoảng 2,2%.

Theo hãng tin Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Anh dự báo kinh tế nước này sẽ phục hồi về các mức trước đại dịch vào quý IV/2021. Ngân hàng Trung ương Anh cho rằng GDP của Anh sẽ tăng 5,75% trong năm tới.

Chứng kiến kinh tế tăng trưởng mạnh, GDP của Mỹ trong quý II/2021 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020. Theo AP, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 75,7 tỉ USD trong tháng 6 do kinh tế Mỹ phục hồi, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh.

Kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ, kéo theo đó là sự trỗi dậy trở lại của đồng USD. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) dự kiến tăng lãi suất vào năm 2023, thay vì sau năm 2024 như dự báo trước đó. Theo Nikkei Asia, khả năng lãi suất của Mỹ được đẩy lên một mức cao sẽ thu hút nguồn vốn đổ về đây và kéo dòng tiền ra khỏi các nền kinh tế mới nổi, vốn đang chật vật chống dịch Covid-19.

Trong khi đó, khu vực châu Á nói chung và nền kinh tế Trung Quốc nói riêng đang chịu tác động tiêu cực từ làn sóng dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Nhiều nhà kinh tế đã hạ dự báo triển vọng kinh tế của Trung Quốc khi biến thể Delta lan rộng buộc chính quyền địa phương áp đặt lệnh phong tỏa.

Các nhà kinh tế của Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) đã hạ mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý III/2021 từ 5,8% xuống còn 2,3% nhưng dự báo GDP khởi sắc vào cuối năm, với khoảng 8,5% trong quý IV/2021.

Goldman Sachs nhận định đợt phong tỏa lần này tại Trung Quốc chỉ làm giảm nhẹ mức tăng trưởng cả năm nay, theo đó hạ dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế thứ 2 thế giới cả năm 2021 xuống 8,3% so với ước tính trước đó là 8,6%.

Chiến lược gia toàn cầu kiêm chủ tịch công ty chiến lược Independent Strategy David Roche nói với đài CNBC rằng các đợt phong tỏa quy mô lớn tại Trung Quốc có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, phần lớn trong số đó được đặt tại nước này. Điều đó có thể ảnh hưởng đến thương mại quốc tế, làm tăng chi phí của một số hàng hóa và tăng mức dự báo lạm phát trên toàn cầu.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo