xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh

Hoàng Phương

Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo GDP toàn cầu chỉ tăng 3% trong năm nay do các căng thẳng thương mại và địa chính trị

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 trong bối cảnh lòng tin của giới đầu tư và kinh doanh sụt giảm. Đó là cảnh báo được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra trong báo cáo cập nhật về viễn cảnh kinh tế thế giới công bố hôm 15-10, cùng với đó là nhận định tình hình có thể u ám đáng kể nếu căng thẳng thương mại không được giải quyết.

Theo báo cáo trên, các căng thẳng thương mại và địa chính trị khiến GDP toàn cầu được dự báo chỉ tăng 3% trong năm nay, thấp hơn mức 3,2% được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 7. Đáng chú ý, đà phục hồi kinh tế toàn cầu năm tới cũng sẽ yếu hơn dự báo trước đó. Theo IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,4% năm 2020, so với mức 3,5% đưa ra trước đó. 

"Viễn cảnh kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh với sự giảm tốc tăng trưởng đồng bộ và sự phục hồi không chắc chắn. Ở mức tăng trưởng 3%, không có chỗ cho những sai lầm về chính sách và các nhà hoạch định chính sách cần cấp thiết bắt tay giảm các căng thẳng thương mại và địa chính trị" - bà Gita Gopinath, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, nhận định.

Theo báo cáo, cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung đang gây ra không ít khó khăn về kinh tế, như làm gián đoạn chuỗi cung ứng, khiến thị trường biến động và sự sụt giảm về đầu tư, năng suất… IMF ước tính cuộc chiến này khiến GDP toàn cầu giảm 0,8% vào năm tới, tương đương số tiền 700 tỉ USD. 

"Các ưu tiên chính sách hiện tại là dỡ bỏ rào cản thương mại bằng các thỏa thuận bền vững và kiềm chế căng thẳng địa chính trị. Những động thái này có thể cải thiện niềm tin, khôi phục đầu tư, chặn sự sụt giảm của thương mại và sản xuất cũng như thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu" - báo cáo nhận định.

Kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin (phải) và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer của Mỹ tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) trước thềm cuộc gặp ở thủ đô Washington hôm 10-10. Ảnh: REUTERS

Nền kinh tế Mỹ là một trong những điểm sáng trong năm 2020 ngay cả khi chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump gây ra không ít tác động tiêu cực. Nền kinh tế lớn nhất thế giới này được dự báo tăng trưởng 2,1% vào năm tới, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với báo cáo trước. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn dự báo tăng trưởng 2,4% của kinh tế Mỹ năm nay và dĩ nhiên là còn thua xa mức hứa hẹn 4% của ông Donald Trump. 

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến tăng 6,1% năm 2019 (so với dự báo trước đó là 6,2%) và 5,8% năm 2020. Theo IMF, rủi ro về nợ và thương chiến với Mỹ đang đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Theo đài CNN, chấm dứt thương chiến Mỹ - Trung là một trong những cách thúc đẩy tăng trưởng. Các cuộc đàm phán giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này đã đạt tiến triển vào tuần rồi nhưng khả năng đạt được một thỏa thuận toàn diện vẫn còn khá xa vời. Ngoài ra, theo IMF, các chính phủ cần làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng và không nên chỉ dựa vào các biện pháp kích thích của ngân hàng trung ương. "Chính sách tiền tệ nên được kết hợp với sự hỗ trợ tài chính khi có thể" - IMF gợi ý.

Dự báo trên đe dọa phủ bóng lên các cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới diễn ra tại thủ đô Washington, Mỹ trong tuần này.

Theo Reuters, đây là cuộc họp đầu tiên của IMF dưới thời tổng giám đốc điều hành mới Kristalina Georgieva, người đang "thừa hưởng" một loạt rắc rối, từ thương mại trì trệ cho đến tranh cãi liên quan đến những chương trình thắt lưng buộc bụng theo yêu cầu của IMF. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo