xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lạm phát cao hơn dự báo

Xuân Mai

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey cảnh báo người dân Anh sẽ hứng chịu một đợt lạm phát nghiêm trọng hơn so với các nền kinh tế lớn khác trong cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay

Phát biểu tại hội nghị của các ngân hàng trung ương tại Bồ Đào Nha hôm 29-6, ông Andrew Bailey cho biết lạm phát ở Anh cao hơn và sẽ kéo dài hơn dự kiến do giá xăng và khí đốt tăng cao khiến chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình tăng vọt. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh tuyên bố sẵn sàng tăng mạnh lãi suất nhằm ngăn giá cả leo thang.

Đồng quan điểm với ông Bailey, những người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhận định kỷ nguyên lạm phát duy trì ở mức thấp và ổn định ở các nền kinh tế phát triển từ những năm 1990 khó có thể quay lại sau một loạt cú sốc kinh tế.

Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết tại hội nghị rằng nền kinh tế hậu đại dịch đang chịu tác động từ nhiều yếu tố rất khác so với thập kỷ trước. Theo Chủ tịch FED, Mỹ đang tăng lãi suất với mục tiêu điều chỉnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nỗ lực đối phó tình trạng suy thoái do tắc nghẽn nguồn cung nghiêm trọng và nhu cầu hàng hóa lẫn dịch vụ tăng cao.

Lạm phát cao hơn dự báo - Ảnh 1.

Các cửa hàng thời trang ở TP Nantes - Pháp giảm giá sâu để kích thích tiêu dùng Ảnh: Reuters

Theo số liệu sơ bộ chính thức của Cơ quan Thống kê Pháp (INSEE) ngày 30-6, lạm phát của Pháp tăng cao hơn so với tháng trước, lên mức kỷ lục 6,5%, gây thêm áp lực cho nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực đồng euro. INSEE cho biết giá thực phẩm và năng lượng đã tăng mạnh do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã tuyên bố sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 để kiềm chế lạm phát.

Đức cũng không tránh khỏi ảnh hưởng khi giá tiêu dùng ở nước này đã tăng gần như liên tục trong 18 tháng qua. Chính sách trợ giá khí đốt, giảm giá vé các phương tiện giao thông công cộng và đà giảm của giá dầu đã giúp hạ nhiệt lạm phát tại Đức trong tháng 6.

Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) hôm 29-6 thông báo giá hàng hóa và dịch vụ trung bình tại quốc gia này tăng 7,6% trong tháng 6-2022 so với cùng kỳ năm 2021, giảm 0,3% từ mốc 7,9% trong tháng 5.

Dù vậy, ông Ulrich Kater, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng DekaBank (Đức), nhận định với hãng tin Reuters rằng đà giảm của lạm phát sẽ không bền vững trong tương lai gần. Lạm phát tại Đức sẽ duy trì ở ngưỡng quanh 7% cho đến cuối năm nay.

Áp dụng biện pháp khác để ngăn lạm phát, Hàn Quốc ngày 30-6 thông báo sẽ tăng lương tối thiểu lên 5% vào năm tới. Sau khi tăng 10,9% vào năm 2019, Hàn Quốc đã duy trì mức tăng dưới 2 con số trong bối cảnh lo ngại mức tăng cao hơn có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp nhỏ vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch. GS Ryoo Jae-woo tại Trường ĐH Kookmin (Hàn Quốc) cảnh báo việc tuyển dụng sẽ chậm lại khi áp lực tiền lương đối với người sử dụng lao động tăng lên. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo