xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ lâm "trọng bệnh", kéo thế giới đi xuống?

P.Võ (Theo Reuters)

(NLĐO) - Cách đây 2 năm, nước Mỹ đóng vai trò thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại nhờ chi tiêu của chính phủ và chính sách cắt giảm thuế giúp có thêm tiền chảy vào thị trường trong và ngoài nước.

Giờ đây, chính sách của Mỹ lại bị xem là nguyên nhân đe dọa kéo kinh tế thế giới đi xuống. Cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của Washington đang có vấn đề và trở thành rủi ro hàng đầu cho bất kỳ sự hồi phục lâu dài nào của kinh tế toàn cầu.

Theo Reuters, Mỹ "hắt hơi" thì thế giới "cảm lạnh", nay Mỹ "bệnh nặng" thì thực trạng kinh tế Mỹ lúc này khiến giới chức nhiều nước thêm mất ăn mất ngủ giữa lúc họ cũng đang phải vật lộn đối phó dịch Covid-19. 

"Thế giới sẽ trải qua những tháng năm khó khăn phía trước và vấn đề đặc biệt gây lo ngại là số ca Covid-19 vẫn tiếp tục tăng" - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định trong một đánh giá về kinh tế Mỹ. Theo IMF, tình trạng bất ổn xã hội do nghèo đói gia tăng là một trong những thách thức lớn đối với tăng trưởng của.kinh tế Mỹ. 

"Nguy cơ phía trước là phần lớn dân số nước Mỹ sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm của chất lượng cuộc sống và tình cảnh khó khăn về kinh tế trong vài năm tới. Điều này có thể khiến nhu cầu tiêu dùng suy yếu và khiến tăng trưởng gặp nhiều cản trở về lâu dài" - IMF cho biết thêm.

Mỹ lâm trọng bệnh, kéo thế giới đi xuống? - Ảnh 1.

Người thất nghiệp tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài một trung tâm ở TP Frankfort, bang Kentucky - Mỹ. Ảnh: Reuters

Sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump cam kết chi khoảng 3.000 tỉ USD để vực dậy nền kinh tế, số ca Covid-19 đang tăng trở lại tại Mỹ trong khi các chương trình trợ cấp vừa hết hạn. 

Có thể hiểu được lý do nhiều nước đang lo lắng về những gì xảy ra với nền kinh tế hàng đầu thế giới, ước tính hiện chiếm 25% GDP toàn cầu. Tình trạng thất nghiệp tăng tại Mỹ do tác động của dịch bệnh khiến nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Điều này cũng đồng nghĩa hoạt động nhập khẩu bị thu hẹp. Trong khi đó, kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp giảm đầu tư vào những thiết bị thường được sản xuất ở nước ngoài. 

Theo thống kê, nhập khẩu của Mỹ trong 5 tháng đầu năm nay đã giảm hơn 13%, tương đương 176 tỉ USD. Trong khi đó, xuất khẩu từ Đức sang Mỹ trong tháng 5 giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà phân tích đánh giá tình hình hiện nay khó có triển vọng được cải thiện. 

Còn tại Nhật Bản, tốc độ hồi phục của kinh tế gắn liền với việc Mỹ chống dịch Covid-19 thành công đến đâu. "Sự phục hồi của Nhật Bản sẽ bị trì hoãn nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan ở Mỹ và xuất khẩu từ nhiều quốc gia châu Á khác sang Mỹ không tăng trở lại" - ông Hideo Kumano, chuyên gia của Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, nhận định.

IMF dự báo GDP của Mỹ sẽ giảm 6,6% trong năm nay, phù hợp với dự báo với nhiều nhà phân tích.  Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Canada tỏ ra bi quan hơn khi cho rằng mức giảm này có thể lên đến 8,1%. Đây là kịch bản khiến Canada không khỏi đau đầu khi nước láng giềng Mỹ là điểm đến của 3/4 lượng hàng hóa xuất khẩu của họ. 

Tại biên giới phía nam nước Mỹ, Mexico đang chứng kiến số ca Covid-19 mới mỗi ngày thường xuyên phá kỷ lục. Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador hồi tháng 7 có chuyến đi mạo hiểm đến Washington để gặp Tổng thống Trump. Ông Obrador hy vọng Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ, Mexico, Canada sẽ thúc đẩy kinh doanh và đầu tư sau khi có hiệu lực từ ngày 1-7.

Dù vậy, bầu không khí bi quan đang gia tăng trong bối cảnh nhiều người tại Mỹ vẫn còn thất nghiệp hoặc bị giảm thu nhập, từ đó tác động đến sức tiêu dùng trên thế giới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo