xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên minh toàn cầu chống IS

LỤC SAN

Ngày 17-11 đi vào lịch sử khi Nga đã biểu dương được cả sức mạnh quân sự và chính trị của mình

Bất chấp quan điểm khác biệt về cuộc chiến ở Syria, Nga và Pháp đã thực hiện bước đi đầu tiên trong việc thành lập mặt trận thống nhất chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sau vụ thảm sát ở Paris và vụ máy bay Nga rơi trên bán đảo Sinai - Ai Cập. Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 17-11 ra lệnh cho Hải quân Nga hợp tác với các tàu chiến Pháp như đồng minh. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm 18-11 nhấn mạnh chính vụ máy bay A321 đã làm thay đổi lập trường và chiến thuật của Nga ở Syria.

Máy bay chiến đấu Pháp được lắp tên lửa trước khi tham gia chiến dịch không kích IS ở Syria Ảnh: Reuters
Máy bay chiến đấu Pháp được lắp tên lửa trước khi tham gia chiến dịch không kích IS ở Syria Ảnh: Reuters

Sự leo thang bạo lực và mở rộng tầm hoạt động của IS đang điều chỉnh thái độ giữa các cường quốc với nhau, qua đó thay đổi cục diện chính trị quốc tế hiện nay. Theo hãng tin Bloomberg, tái lập quan hệ hữu hảo với Nga đang trở thành hướng đi chính của Mỹ và phương Tây. Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố quan điểm của Nga và Anh về cuộc khủng hoảng Syria đã gần nhau hơn nhiều. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Hollande dự kiến đến Moscow gặp ông Putin trong ngày 26-11 để bàn về nỗ lực chống IS. Trước đó 2 ngày, ông Hollande sẽ ghé Washington để gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama, người cũng tuyên bố luôn ủng hộ cuộc chiến chống IS của Nga.

“Hiện còn quá sớm để nói về một liên minh nhưng có thể nói về sự hợp tác. Rõ ràng vụ khủng bố ở Paris đã khiến Tổng thống Hollande đổi thái độ với Nga” - ông Thomas Gomart, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế Pháp và là chuyên gia về Nga, quả quyết. Trong khi đó, tờ The Wall Street Journal (Mỹ) tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng một liên minh toàn cầu chống IS bắt đầu thành hình. Theo đó, Nga, Pháp và Mỹ đã vượt ra ngoài khuôn khổ hội đàm để cùng hoạt động như một liên minh thống nhất và to lớn. Dù có phối hợp hay không thì Nga và Pháp cũng đồng thời không kích thành trì IS tại TP Raqqa - Syria hôm 17-11. Tại Anh, Thủ tướng David Cameron cũng sắp trình bày “chiến lược toàn diện” để diệt IS, thuyết phục quốc hội nước này cho mở rộng không kích ở Iraq sang Syria.

Trên mặt trận quân sự, hãng tin RIA Novosti đánh giá ngày 17-11 đã đi vào lịch sử khi Nga đã biểu dương được cả sức mạnh quân sự và chính trị: Các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160, Tu-95MS, Tu-22M3 của Nga lần đầu tiên thử lửa trên bầu trời Syria trong lúc NATO xác nhận đang bắt tay với Nga chống IS. Nhà phân tích chính trị Nga Kirill Koktysh nhận định: “Trong 2-3 năm qua, NATO không hề thể hiện sự độc lập mà hoàn toàn theo đuôi chính sách của Mỹ. Vì thế, NATO thay đổi học thuyết có nghĩa là Mỹ thay đổi quan điểm”.

Tuy nhiên, quân sự chưa đủ để triệt tiêu IS. Theo chuyên gia Emma Ashford thuộc Viện Nghiên cứu Cato (Mỹ), những bài học xương máu ở Iraq, Afghanistan và Libya cho thấy giành chiến thắng bằng hành động quân sự rất dễ dàng nhưng bảo đảm hòa bình lâu dài gần như là bất khả thi. Giả sử các cường quốc diệt được IS nhưng không có giải pháp ngoại giao và chính trị kèm theo thì sẽ có một thế lực tồi tệ khác thay chỗ IS. Để có được giải pháp ngoại giao cho Syria, theo bà Ashford, Mỹ và các đồng minh cần phải có những thỏa hiệp nhất định, đặc biệt là về vai trò của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.

Ông Assad hưởng lợi?

Tổng thống Syria Bashar al-Assad vừa khẳng định nước này chỉ chia sẻ thông tin tình báo với Pháp một khi Paris thay đổi quan điểm chính trị đối với Damascus. “Syria sẽ không lãng phí thời gian để hợp tác với một quốc gia, chính phủ hay tổ chức nào ủng hộ khủng bố” - vị lãnh đạo này nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn tạp chí Valeurs Actuelles (Pháp) không lâu sau vụ tấn công khủng bố liên hoàn tại Paris hôm 13-11. Ý ông Assad ám chỉ Paris ủng hộ các lực lượng chống đối chính phủ của ông. Điều đáng nói là chỉ cách đây 2 năm, Pháp là nước phương Tây đi đầu trong nỗ lực lật đổ ông Assad, thậm chí còn thúc giục Mỹ can thiệp quân sự mạnh mẽ hơn vào Syria. Nhưng hiện nay, nội dung các cuộc thảo luận trong nội bộ Paris là hợp tác với Nga, nước đang ném bom không chỉ IS mà còn cả những kẻ thù khác của chính quyền ông Assad.

Theo kênh Al Jaazera, Tổng thống Assad có thể là người được lợi nhất sau hàng loạt vụ tấn công tại Paris bởi các cường quốc phương Tây đang ưu tiên tiêu diệt IS thay vì buộc ông phải ra đi. Xuân Mai

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo