xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lính đặc nhiệm Mỹ vừa tới Libya đã bị “đuổi” về

N. Thương (theo BBC)

(NLĐO) – Giới chức Mỹ hôm 18-12 cho biết một đội đặc nhiệm Mỹ gồm 20 binh sĩ vừa hạ cánh xuống Libya đã phải rời đi do yêu cầu của một nhóm dân quân địa phương.

Đội đặc nhiệm Mỹ này đến Libya hôm 14-12 với đầy đủ vũ khí tối tân và đã hạ cánh xuống một căn cứ không quân tại al-Wattiya ở miền Tây Libya.

Theo phát ngôn viên Anthony Falvo của Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM), nhóm trên là một phần lực lượng được Mỹ gửi đến Libya nhằm “bồi đắp và củng cố quan hệ với các đối tác trong quân đội quốc gia Libya”.

Một số hình ảnh về “nhiệm vụ bí mật” này của Mỹ đã được đăng trên trang mạng xã hội Facebook của Lực lượng không quân Libya kèm theo lời chú thích rằng đội đặc nhiệm này đã hạ cánh mà “không có sự phối hợp từ trước với phía Libya”.

Những người lính Mỹ được mô tả đang mặc quân phục với áo khoác chống đạn, mang theo các thiết bị định vị, súng trường và kính nhìn ban đêm.

 


Ảnh trên Facebook Không quân Libya cho thấy những người lính đặc nhiệm Mỹ đang quay trở vào máy bay sau khi bị một nhóm dân quân Libya xua đuổi. Ảnh: Libyan Air Force

Ảnh trên Facebook Không quân Libya cho thấy những người lính đặc nhiệm Mỹ đang quay trở vào máy bay sau khi bị một nhóm dân quân Libya xua đuổi. Ảnh: Libyan Air Force

Khi bị một nhóm dân quân xua đuổi sau khi vừa hạ cánh, các binh sĩ Mỹ đã chọn giải pháp rời đi “để tránh xảy ra xung đột”. Tuy vậy, đây vẫn bị xem là một sự cố “mất mặt” đối với quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, ông Falvo không giải thích chi tiết vì sao đội đặc nhiệm Mỹ không nói rõ lý do hạ cánh xuống căn cứ tại al-Wattiya với các lực lượng dân quân mặt đất ở đây. Chỉ biết rằng căn cứ này không do quân đội Libya kiểm soát trực tiếp mà do một lực lượng dân quân trực thuộc quản lý. Có thể đây là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong giao tiếp giữa 2 bên.

Một số quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết các lực lượng Mỹ vẫn thường “ra vào Libya” với vai trò cố vấn chứ không tham chiến.

Sự việc này xảy ra rất sát thời điểm ký kết thỏa thuận được chờ đợi giữa 2 phe đối địch tại Libya, làm dấy lên những lời đồn đoán trong công chúng Libya về động cơ của Mỹ và các nước phương Tây. Ngày càng có nhiều phỏng đoán cho rằng các quân đội nước ngoài đang muốn thiết lập sự hiện diện của mình trên mặt đất tại Libya giữa lúc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang chiếm được ngày càng nhiều vùng lãnh thổ ở nước này.

Phản ứng trên các phương tiện truyền thông xã hội về sự việc này cũng khá đa chiều, từ ý kiến cáo buộc Mỹ đang làm trầm trọng hơn mâu thuẫn tại Libya đến ý kiến hoài nghi về mục tiêu quân sự dài hạn của phương Tây tại đất nước này.

Các nước phương Tây cũng từng nhiều lần lên tiếng về ý định hỗ trợ quân đội Libya để duy trì an ninh quốc gia và chống chủ nghĩa cực đoan. Tuy nhiên, sự kiện lính Mỹ “bị đuổi” này lại mang ý nghĩa nhắc nhở các lực lượng quân đội nước ngoài về những khó khăn khi nỗ lực hoạt động tại một đất nước không có cấu trúc cơ quan an ninh trung ương.

Libya hiện có đến 2 chính phủ đối đầu nhau, một có trụ sở ở thành phố Tripoli và một tại thành phố cảng Tobruk, cách Tripoli khoảng 1.000 km. Đại diện của 2 phe này đã ký một thỏa thuận ở Morocco hôm 17-12, theo đó đồng ý thành lập một chính phủ thống nhất.

Tuy nhiên lãnh đạo cả 2 phe này vẫn còn giữ thái độ thận trọng về động thái trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo