xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ly kỳ chuyện giải cứu công dân Mỹ ở Triều Tiên

Cao Lực (Theo CNN)

(NLĐO) – Đài CNN hôm 13-6 tổng hợp những biện pháp độc đáo được Mỹ sử dụng để giải cứu công dân của họ bị bắt giam ở Triều Tiên.

Hôm 13-6, Triều Tiên trả tự do cho sinh viên Mỹ Otto Warmbier, người đã bị hôn mê hơn 1 năm trời, sau quá trình đàm phán. Đây được xem là một thành công đáng kể vì việc thương lượng với Bình Nhưỡng luôn là một thách thức lớn và không phải lúc nào cũng đạt kết quả tốt đẹp. Sau đây là các trường hợp công dân Mỹ bị bắt giam ở Triều Tiên được giải cứu thành công.

Euna Lee và Laura Ling

Hai nhà báo nêu trên bị bắt ngày 17-3-2009 với lý do vào Triều Tiên trái phép để thực hiện một chiến dịch bôi nhọ. Họ bị tuyên phạt 12 năm lao động khổ sai, không được quyền kháng cáo.

Họ được giải cứu như thế nào? Vào tháng 8-2009, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bí mật đến Bình Nhưỡng và gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên khi ấy là ông Kim Jong-il để tìm cách cứu 2 công dân Mỹ. Triều Tiên sau đó tuyên bố rằng ông Clinton đã "thành thật xin lỗi". Ông Clinton cũng ngồi suốt 3 tiếng để dùng bữa tối và chụp ảnh với ông Kim Jong-il. Ngày hôm sau, Lee và Ling được trả tự do.

Ly kỳ chuyện giải cứu công dân Mỹ ở Triều Tiên - Ảnh 1.

Euna Lee (phải) và Laura Ling (trái). Ảnh: Reuters

Kenneth Bae

Giới chức Mỹ cho biết ông Bae bị bắt hồi tháng 12-2012 và bị giam hơn 1 tháng. Ông này là chủ công ty tổ chức tour du lịch, bị Triều Tiên bắt giam và tuyên án "có các hành vi thù địch" chống lại Bình Nhưỡng. Ông Bae cũng bị cáo buộc chống phá Triều Tiên và kích động công dân Triều Tiên lật đổ chính quyền và bị tuyên phạt 15 năm lao động khổ sai.

Ông Bae được giải cứu như thế nào? Vào tháng 1-2013, cựu đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc Bill Richardson đến Triều Tiên tìm cách giải cứu ông Bae nhưng không thành công. 

Bốn tháng sau, cựu ngôi sao giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA Dennis Rodman tuyên bố sẽ tìm cách giải cứu ông Bae. Rodman cho biết ông là bạn của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Trong một thông điệp đăng trên mạng xã hội Twitter vào tháng 5-2013, ông Rodman cho biết đã gọi điện xin nhà lãnh đạo Kim Jong-un thả ông Bae. Tuy nhiên, cách này không thành công tức thì. 

Đến tháng 11-2014, ông Bae và một công dân Mỹ khác là Matthew Todd Miller được trả tự do sau khi cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đến Bình Nhưỡng và chuyển giao lá thư của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama. Sau khi được trả tự do, ông Bae đã gửi lời cảm ơn đến ông Rodman vì khiến vụ việc được chú ý.

Ly kỳ chuyện giải cứu công dân Mỹ ở Triều Tiên - Ảnh 2.

Ông Kenneth Bae. Ảnh: Reuters

Ly kỳ chuyện giải cứu công dân Mỹ ở Triều Tiên - Ảnh 3.

Cựu ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman và nhà lãnh đạo Kim Jong-un là hai người bạn. Ảnh: Telegraph

Aijalon Mahli Gomes

Ông Gomes, một cựu giáo viên tiếng Anh ở Hàn Quốc, bị bắt ngày 25-1-2010 và bị cáo buộc nhập cảnh Triều Tiên trái phép từ Trung Quốc. Ông bị án phạt 8 năm lao động khổ sai và nộp phạt 600.000 USD.

Ông Gomes được giải cứu như thế nào? Cựu tổng thống Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng vào tháng 8-2010 để cứu ông Gomes. Hai ngày sau, ông Gomes được cựu lãnh đạo Kim Jong-il ân xá.

Ly kỳ chuyện giải cứu công dân Mỹ ở Triều Tiên - Ảnh 4.

Cựu tổng thống Jimmy Carter (trái) và ông Gomes. Ảnh: Reuters

Otto Warmbier

Anh Warmbier, sinh viên trường ĐH Virginia, bị bắt ngày 2-1-2016 và bị cáo buộc thực hiện hành động "thù địch" chống lại Triều Tiên. Sau đó, chính phủ Triều Tiên công bố một đoạn video Warmbier xin lỗi và thừa nhận hành vi ăn cắp một khẩu hiệu chính trị ở thủ đô Bình Nhưỡng. Anh này bị án phạt 15 năm lao động khổ sai.

Anh Warmbier được giải cứu như thế nào? Quá trình ngoại giao bắt đầu vào ngày 6-6. Đặc phái viên của Mỹ về chính sách Triều Tiên Joseph Yun đã gặp gỡ Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Pak Kil-yon ở New York – Mỹ, để tìm hiểu về tình hình sức khỏe suy yếu của anh Warmbier – đã bị hôn mê hơn 1 năm. 

Sau buổi gặp gỡ này, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã bàn bạc với Tổng thống Donald Trump và chỉ đạo ông Yun đến Triều Tiên giải cứu anh Warmbier. Hôm 12-6, ông Yun và một đội ngũ y tế đến Triều Tiên. Sau đó, anh Warmbier được trả tự do vì lý do nhân đạo.

Ly kỳ chuyện giải cứu công dân Mỹ ở Triều Tiên - Ảnh 5.

Anh Otto Warmbier. Ảnh: Reuters

Bất chấp những nỗ lực của chính phủ Mỹ, hiện vẫn còn 3 công dân nước này bị giam giữ tại Triều Tiên, bao gồm Kim Dong Chul, Kim Sang Duk và Kim Hak-song, với các cáo buộc lần lượt là làm gián điệp, âm mưu lật đổ chế độ và có các hành động "thù địch".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo