xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Mài sắc” chiến lược xoay trục

XUÂN MAI

Nỗi lo về sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở biển Đông là nội dung thảo luận hàng đầu tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và các nước ASEAN

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 29-9 cam kết tiếp tục đẩy mạnh chiến lược xoay trục sang châu Á và tăng cường quan hệ đối tác an ninh với các nước trong khu vực giữa lúc Trung Quốc leo thang căng thẳng trên biển.

Phát biểu trên tàu sân bay USS Carl Vinson tại TP San Diego - Mỹ, ông Carter tiết lộ về giai đoạn tiếp theo của chiến lược xoay trục nhằm bảo đảm Washington vẫn là đối tác quân sự, an ninh mạnh mẽ nhất ở khu vực. Cụ thể, Lầu Năm Góc sẽ tăng cường khả năng tấn công sát thương cho các tàu ngầm và tăng chi tiêu chế tạo các tàu không người lái để thay thế tàu ngầm hoạt động ở những vùng biển nông. Ngoài ra, theo ông Carter, Mỹ sẽ gia tăng năng lực tấn công và đầu tư nhiều hơn vào khả năng trên vũ trụ, không gian ảo và chiến tranh điện tử.

Trong bài diễn văn, ông Carter không quên tiếp tục chỉ trích những hành động “hung hăng” của Trung Quốc, như xây đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông và cản trở sự tự do hàng hải. Không chấp nhận những hành vi sai trái này, Không quân và Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông và phản đối Bắc Kinh quân sự hóa ở đó.

“Chúng tôi muốn một mối quan hệ tốt đẹp và cân bằng với Trung Quốc nhưng chúng tôi cũng muốn Bắc Kinh tuân thủ luật pháp. Mỹ chắc chắn sẽ tiến hành thêm các chiến dịch tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông” - Bộ trưởng Bộ Không quân Mỹ D. James nhấn mạnh hôm 29-9.

Sau chuyến công du 2 tuần ở châu Á, bà James đánh giá Trung Quốc dường như không có ý định chấm dứt ý đồ bành trướng lãnh thổ thông qua việc xây đảo nhân tạo ở biển Đông. Nữ bộ trưởng cho biết các đồng minh của Mỹ ở châu Á đã yêu cầu Không quân Mỹ tăng cường hoạt động và hiện diện trong khu vực. Lực lượng này hiện triển khai 45.000 thành viên ở Thái Bình Dương cùng các máy bay ném bom chiến lược B-1, B-2 và B-52.


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu trên tàu sân bay USS Carl Vinson hôm 29-9. Ảnh: AP

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu trên tàu sân bay USS Carl Vinson hôm 29-9. Ảnh: AP

Trong khi đó, người phát ngôn Hải quân Mỹ Terry Loren tuyên bố lực lượng này cũng sẽ tiếp tục tuần tra ở biển Đông, đồng thời không loại trừ khả năng tiến hành tuần tra chung với các nước. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada gần đây cho biết Tokyo sẽ tăng cường can dự vào tình hình biển Đông thông qua việc huấn luyện chung với Hải quân Mỹ, tập trận chung với hải quân các nước trong khu vực và giúp các nước ven biển cải thiện khả năng bảo vệ an ninh hàng hải.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 29-9 đã phản đối động thái này và cảnh bảo Tokyo đừng “đùa với lửa”. “Nếu Nhật Bản muốn tuần tra chung hoặc tập trận chung trong vùng biển do Trung Quốc quản lý…, quân đội Trung Quốc sẽ không ngồi yên” - bộ này lớn tiếng tuyên bố.

Nỗi lo về sự bành trướng quân sự tiếp diễn của Bắc Kinh ở biển Đông cũng là nội dung thảo luận hàng đầu tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ashton Carter và những người đồng cấp từ 10 nước thành viên ASEAN tại bang Hawaii trong ngày 30-9 (giờ địa phương). Mỹ muốn thông qua hội nghị này để thúc đẩy hơn nữa các quan hệ đối tác an ninh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Một nội dung quan trọng khác là nỗi lo của một số nước Đông Nam Á về sự trở về của các phần tử cực đoan sau khi tham gia hàng ngũ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq. Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên tiết lộ hàng trăm tay súng IS đã trở về Đông Nam Á thời gian qua và con số này có thể tăng lên thêm 1.000 người.

Riêng ông Carter còn có một mối bận tâm khác tại hội nghị: lập trường của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về liên minh quân sự Washington - Manila. Điều này thể hiện rõ qua khẳng định được ông Carter đưa ra trong bài diễn văn nêu trên. Theo đó, Washington có mối liên minh “bọc thép” với Manila bất chấp ông Duterte đã thông báo hai nước chỉ còn cuộc tập trận chung cuối cùng trong tháng 10. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Philippines còn cho biết muốn chấm dứt hoạt động tuần tra hải quân chung với Mỹ. Dù vậy, ông Duterte khẳng định Manila sẽ duy trì các thỏa thuận an ninh với Washington.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo