xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Máy bay thương mại vẫn cần… phi công

Phạm Nghĩa

Một số chuyên gia hàng không thế giới đề xuất ý tưởng loại bỏ phi công trên các chuyến bay thương mại nhưng không dễ hiện thực hóa điều này

Sau sự kiện khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ, 2 nhà sản xuất máy bay Boeing và Airbus đã đi tiên phong trong việc gia cố cửa buồng lái bằng thép, có khả năng chịu được đạn súng ngắn và lựu đạn trong nỗ lực ngăn không tặc xâm nhập buồng lái từ bên ngoài.

Con dao hai lưỡi

Đến khi xảy ra vụ cơ phó Andreas Lubitz cố ý nhốt cơ trưởng bên ngoài buồng lái và lái chiếc máy bay của hãng hàng không Germanwings (Đức) lao xuống núi Alps (Pháp) tự sát hôm 24-3, các hãng hàng không lẫn nhà chức trách bỗng nhận thấy bước đi trên là chưa đủ vì mối đe dọa có thể đến từ “người nhà”.

Biên tập viên Philip Baum của tạp chí An ninh Hàng không quốc tế (ASI) cho rằng việc gia cố cánh cửa buồng lái đã phản tác dụng trong vụ này.

 

Giải pháp máy bay thương mại không phi công gặp nhiều rào cản  Ảnh: Esterline
Giải pháp máy bay thương mại không phi công gặp nhiều rào cản Ảnh: Esterline

 

Nỗi lo trên ngày càng tăng sau khi một báo cáo được các nhà điều tra Pháp công bố hôm 6-5 cho thấy Lubitz đã từng tập cách hạ độ cao trên một chuyến bay đi từ TP Duesseldorf (Đức) đến TP Barcelona (Tây Ban Nha) hôm 24-3 trước khi làm điều này thực sự trên chuyến bay đi chiều ngược lại cùng ngày.

Theo báo cáo, trong vòng 3-4 phút, Lubitz đã vài lần chọn độ cao của chuyến bay là 30 m và 1 lần là 15.000 m khi cơ trưởng không có mặt trong buồng lái. Tuy nhiên, sau mỗi lần chọn như thế, y đã chỉnh sửa lại ngay và nhập độ cao chính xác nên không ảnh hưởng đến chuyến bay.

Thảm kịch Germanwings đã thổi bùng lại cuộc tranh cãi về đề xuất loại phi công khỏi buồng lái và để cơ quan không lưu mặt đất tiếp quản nhiệm vụ điều khiển máy bay. Theo hãng tin AP, người đứng đầu cơ quan kiểm soát không lưu Đức gần đây nhắc lại giải pháp không phải là quá mới này. Hồi năm 2006, hãng Boeing được trao bằng sáng chế về “hệ thống lái tự động liên tục”, cho phép nhân viên không lưu mặt đất hoặc cơ quan an ninh kích hoạt chế độ bay tự động mà ngay cả những người trên máy bay cũng không thể tắt được.

Những điểm yếu chết người

Một ý tưởng khác là “hỗ trợ giám sát máy bay theo thời gian thực” từ mặt đất để khỏi cần sự hiện diện của phi công trên máy bay. Giải pháp tưởng chừng rất khả thi nhưng lại tồn tại những điểm yếu chết người. Thứ nhất, chuyên gia phân tích an toàn hàng không Chris Yates cho biết bộ phận giám sát mặt đất không có cái nhìn toàn cảnh giống phi công trên máy bay nên khi xảy ra tình huống khẩn cấp như cháy, nổ, họ rất khó can thiệp kịp thời. Thứ hai, nếu điều khiển máy bay từ xa, tin tặc có thể xâm nhập hệ thống máy tính để cướp quyền điều khiển.

Cơ quan Hàng không dân dụng Anh nhận định với lưu lượng các chuyến bay dày đặc tại vương quốc này, điều khiển máy bay chở hàng trăm hành khách mà không có phi công tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Thêm vào đó, máy bay khi hoạt động chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh nên việc xử lý sự cố trên không chưa bao giờ là điều dễ dàng giống như dưới mặt đất. Một hệ quả khác là hàng triệu phi công khắp thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp nếu giải pháp này được thực thi đại trà.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo