xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Mũi tên” thứ 3 của ông Abe

Hoàng Phương

Theo hiến chương mới về viện trợ nước ngoài, Đông Nam Á là khu vực được Nhật Bản ưu tiên xem xét cấp ODA

Nội các Nhật Bản hôm 10-2 phê chuẩn hiến chương về viện trợ nước ngoài. Theo đó, cho phép sử dụng Viện trợ phát triển chính thức (ODA) để hỗ trợ quân đội nước ngoài trong những chiến dịch phi chiến đấu như cứu trợ thảm họa, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động của lực lượng bảo vệ bờ biển.

Được đổi tên từ “Hiến chương ODA” thành “Hiến chương hợp tác phát triển”, văn kiện này tiếp tục duy trì lệnh cấm sử dụng ODA cho mục đích quân sự hoặc làm nghiêm trọng các cuộc xung đột quốc tế, như dùng viện trợ để cung cấp vũ khí...Tuy nhiên, việc viện trợ cho hoạt động phi quân sự của lực lượng vũ trang các nước sẽ được xem xét theo từng trường hợp.

Theo hãng tin Kyodo, hiến chương nhấn mạnh Tokyo sẽ sử dụng viện trợ nước ngoài một cách hiệu quả và chiến lược hơn để góp phần bảo đảm “các lợi ích quốc gia” - cụ thể là duy trì hòa bình, an ninh, thịnh vượng của đất nước, tạo môi trường quốc tế ổn định, minh bạch cũng như duy trì và bảo vệ trật tự quốc tế trên cơ sở các giá trị phổ quát. Giới ngoại giao Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên hiến chương xác định lợi ích quốc gia là một trong những mục tiêu của việc cấp ODA.

 

Quân đội Nhật Bản phô diễn sức mạnh trong cuộc tập trận tại núi Phú Sĩ  hồi tháng 8-2014Ảnh: Reuters

Quân đội Nhật Bản phô diễn sức mạnh trong cuộc tập trận tại núi Phú Sĩ hồi tháng 8-2014

Ảnh: Reuters

 

Bước đi trên được xem là một phần nỗ lực của Nhật Bản nhằm mở rộng vai trò trong an ninh toàn cầu, thúc đẩy các mối quan hệ an ninh trong khu vực giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc chưa lắng dịu. Hiến chương này cũng được xem là “mũi tên” thứ ba, cũng là cuối cùng, trong chính sách an ninh của Thủ tướng Shinzo Abe. Hai “mũi tên” trước đó là quyền phòng vệ tập thể và nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí - đều đã được thực thi sau khi chính phủ của ông Abe thay đổi cách diễn giải đối với hiến pháp.

Hình thức viện trợ cho quân đội nước ngoài đã được Nhật Bản sử dụng trước đây nhưng đây là lần đầu tiên nó được đề cập trong hiến chương. Những người chỉ trích lo ngại tiền viện trợ của Tokyo có thể bị dùng vào mục đích quân sự.

“Chính phủ nói khoản viện trợ này chỉ rót cho các mục đích như cứu trợ sau thảm họa. Cứ cho là tiền viện trợ sẽ được chi cho xe tải, trực thăng nhưng khó bảo đảm chúng chỉ dùng cho mục đích đã nêu. Rất khó để vạch ranh giới rõ ràng giữa mục đích quân sự và phi quân sự” - ông Yoichi Ishii, giáo sư danh dự tại Trường ĐH Kanagawa, lo ngại.

Đây là lần đầu tiên hiến chương về viện trợ nước ngoài của Nhật Bản được chỉnh sửa trong 12 năm qua. Nó diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc cũng mở rộng viện trợ nước ngoài, tập trung đặc biệt vào các nước châu Phi giàu tài nguyên.

Nhật Bản hiện là nước cung cấp ODA lớn thứ tư thế giới, sau Mỹ, Anh và Đức. Ngoại trưởng Fumio Kishida gọi ODA là công cụ ngoại giao lớn nhất của Tokyo. Theo hiến chương mới, Đông Nam Á là khu vực được Nhật Bản ưu tiên xem xét cung cấp ODA.

Khi được hỏi về vấn đề cung cấp viện trợ cho các nước đang phát triển mua tàu tuần tra để tăng cường bảo vệ bờ biển, một quan chức ngoại giao Nhật nói với Kyodo rằng chính phủ sẽ xem xét yêu cầu này với điều kiện khoản viện trợ không được chuyển sang cho mục đích quân sự.

 

Tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 9-2 cam kết duy trì quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Thái Lan bất chấp cuộc đảo chính quân sự ở Bangkok hồi tháng 5-2014. Phát biểu sau cuộc gặp Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đang thăm Tokyo, ông Abe khẳng định quan hệ kinh tế giữa 2 nước ngày càng sâu sắc hơn.

Trong khi đó, ông Prayuth cho biết sẽ cho phép Tokyo thực hiện dự án đường sắt nối liền từ Đông sang Tây Thái Lan. Đây được xem là động thái xoa dịu Tokyo sau khi Thái Lan cho phép Bắc Kinh xây dựng một tuyến đường sắt nối liền miền Nam Trung Quốc với Bangkok.

Vào tháng rồi, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kazuyuki Nakane thăm 2 nước Đông Nam Á khác là Campuchia và Lào để mở rộng quan hệ tại khu vực mà Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng. Trong chuyến công du này, các nước đã ký thỏa thuận cho phép mở đường bay trực tiếp giữa Nhật Bản và Campuchia, Lào để thúc đẩy đầu tư, thương mại.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo