xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ bị cô lập trong vấn đề Iran

Cao Lực

Nước đi "chống Iran" mới nhất được xem là một phần trong chiến lược tái tranh cử nhằm khắc họa Tổng thống Donald Trump như một người xúc tiến hòa bình cứng rắn ở Trung Đông

Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 19-9 đã khôi phục mọi biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm vào Iran, kể cả lệnh cấm vận vũ khí sẽ hết hiệu lực vào giữa tháng 10, bằng việc kích hoạt "cơ chế lùi" trong Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

"Đây là một bước tiến đến hòa bình và an ninh quốc tế. Trong những ngày tới, Mỹ sẽ thông báo hàng loạt biện pháp bổ sung để đẩy mạnh nỗ lực triển khai lệnh trừng phạt của LHQ và xử phạt bất cứ ai vi phạm" - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định, đồng thời tuyên bố các biện pháp trừng phạt "có hiệu lực trở lại" vào lúc 20 giờ (giờ Washington) ngày 19-9.

Theo AP, Nhà Trắng lên kế hoạch ban hành sắc lệnh vào ngày 21-9 (giờ địa phương) để cung cấp thông tin chi tiết về việc Mỹ sẽ khôi phục lệnh trừng phạt như thế nào. Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ sẽ soạn thảo các biện pháp trừng phạt đối với mọi thực thể vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của LHQ nhằm vào Iran, trong một nỗ lực nhằm củng cố lập luận của Washington rằng lệnh cấm vận đã được gia hạn vô thời hạn sau ngày 18-10.

Mỹ bị cô lập trong vấn đề Iran - Ảnh 1.

Giới chức Iran tham quan lò phản ứng hạt nhân tại TP Arak - Iran hồi cuối tháng 12-2019 Ảnh: REUTERS

Một số nguồn tin mật cho biết các biện pháp trừng phạt này, dự kiến được công bố trong vài ngày tới, sẽ cho phép Tổng thống Donald Trump tước quyền tiếp cận thị trường Mỹ đối với những thực thể nước ngoài vi phạm. Theo Reuters, các thực thể Mỹ từ lâu đã bị cấm buôn bán vũ khí với Iran.

Dù vậy, nước đi trên của Washington gặp phải sự phản đối mạnh mẽ. 13 trong tổng số 15 thành viên Hội đồng Bảo an (HĐBA) - trong đó có các đồng minh lâu năm của Mỹ như Anh, Pháp và Đức - khẳng định lập trường của Mỹ không có cơ sở pháp lý và Washington không còn quyền kích hoạt "cơ chế lùi" từ năm 2018, khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt lệnh trừng phạt của quốc gia này nhằm vào Iran để ép Tehran thương lượng thỏa thuận mới.

Theo các nhà ngoại giao, nhiều khả năng sẽ có rất ít nước tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran, vốn đã được gỡ bỏ trong khuôn khổ của Thỏa thuận hạt nhân Iran nhằm ngăn chặn quốc gia này phát triển vũ khí hạt nhân. Washington lập luận họ vẫn còn quyền kích hoạt "cơ chế lùi", bởi họ là thành viên ban đầu của Thỏa thuận hạt nhân Iran và cũng là một thành viên của HĐBA.

Về phần mình, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres hôm 19-9 thông báo ông không thể thực hiện bất cứ động thái nào liên quan đến tuyên bố của Washington, bởi vẫn còn nhiều điểm mâu thuẫn xoay quanh vấn đề này. Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Minister Zarif kêu gọi cộng đồng quốc tế chống lại nước đi đơn phương của Mỹ: "Mỹ hành động như một kẻ bắt nạt và áp đặt lệnh trừng phạt… Thế giới cần quyết định nên đối phó với kẻ bắt nạt như thế nào".

Tổng thống Donald Trump đang "gia tăng sức ép tối đa" lên Iran, vài tuần trước cuộc bầu cử Mỹ năm 2020. Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố có thể ép Iran ngồi vào bàn đàm phán để đạt được một thỏa thuận "tốt hơn" cho cả Washington lẫn Tehran sau cuộc bầu cử.

Trong những ngày qua, Tổng thống Donald Trump áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào hàng loạt thực thể an ninh và tình báo Iran với các cáo buộc liên quan đến tấn công mạng. Theo Politico, nước đi "chống Iran" mới nhất cũng là một phần trong chiến lược tái tranh cử nhằm khắc họa Tổng thống Trump như một người xúc tiến hòa bình cứng rắn ở Trung Đông. Động thái này được tiến hành nhằm làm tổn hại hơn nữa thỏa thuận đạt được dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama để ông Donald Trump có thể làm lại từ đầu sau cuộc bầu cử. Đây còn được xem là một nỗ lực nhằm ngăn chặn chính quyền tiềm tàng của đối thủ Joe Biden "hồi sinh" Thỏa thuận 2015. 

Nga chê Mỹ "tự làm bẽ mặt"

"Thật đau lòng khi thấy một quốc gia vĩ đại tự làm bẽ mặt mình như vậy, đi ngược lại hành động của các thành viên khác trong HĐBA LHQ một cách mù quáng" - Phó Đại sứ Nga tại LHQ Dmitry Polyanskiy nhận định hôm 19-9.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh những hành động "không có cơ sở pháp lý" của Washington không thể dẫn đến hậu quả pháp lý toàn cầu cho nước khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo