xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ đẩy Israel vào thế khó?

Yochanan Visser, phóng viên tự do kiêm nhà bình luận người Israel

Quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc rút toàn bộ binh sĩ Mỹ ra khỏi Syria dường như đặt Israel vào tình thế nguy hiểm. Cuối tháng 12-2018, có thông tin quân đội Nga bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự gần al-Tanf - căn cứ duy nhất của Mỹ ở miền Đông Syria.

Mỹ triển khai đặc nhiệm đến al-Tanf để ngăn Iran mở rộng ảnh hưởng và huấn luyện các tay súng Ả Rập địa phương chống lại các tay súng Hồi giáo dòng Shiite được Iran hậu thuẫn ở cả Syria và Iraq.

Nga trước đó từng khiến Israel gặp khó khăn trong chiến dịch không kích mục tiêu Iran ở Syria bằng việc triển khai binh sĩ đến các căn cứ được Lực lượng Quds, thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), kiểm soát. Quan hệ Moscow - Tel Aviv thậm chí xấu đi sau khi Nga cáo buộc Không quân Israel (IAF) đứng sau vụ máy bay trinh sát IL-20 của họ bị Syria bắn nhầm hồi cuối tháng 9-2018.

Mỹ đẩy Israel vào thế khó? - Ảnh 1.

Binh sĩ và xe tăng Israel tại khu vực gần biên giới với Syria hồi năm 2018 Ảnh: REUTERS

Một vấn đề khác liên quan đến quyết định của Tổng thống Trump là ông khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Syria, qua đó củng cố sức mạnh cho trục chống Israel ở Trung Đông. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Ankara sẽ tiếp quản vai trò của Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tận dụng cơ hội này để đạt được 2 mục tiêu mà ông mong muốn từ lâu ở Syria. Thứ nhất, triệt tiêu tham vọng lập khu tự trị của người Kurd. Thứ hai, hậu thuẫn các tay súng Hồi giáo Sunni đang trên bờ vực bị đánh bại và đang bị dồn vào chân tường ở tỉnh Idlib, miền Bắc Syria.

Tổng thống Erdogan hiện can thiệp vào các vấn đề nội bộ Israel và đang ngày càng thành công trong việc gây ảnh hưởng lên cộng đồng người Ả Rập ở Israel và Palestine. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã khôi phục quan hệ ngoại giao với Israel sau vụ tàu chở hàng nhân đạo Mavi Marmara của họ bị Lực lượng Phòng vệ Israel tấn công hồi tháng 5-2010, Tổng thống Erdogan vẫn hành xử với Israel không khác gì một kẻ thù.

Dưới thời của Tổng thống Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở thành một thành viên của trục thân Iran - bị xem là mối đe dọa đang tăng đối với Israel. Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỹ đều có chương trình nghị sự riêng tại Syria nhưng việc họ trở thành đồng minh trong khi không còn phải bận tâm về sự hiện diện quân sự của Mỹ là một tin xấu với Israel.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo