xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ đưa tàu chiến đến biển Đông

Thu Hằng - Huệ Bình

Những động thái đẩy mạnh quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông và phản ứng rõ ràng từ các nước Đông Nam Á cho thấy Bắc Kinh đang “tự hại mình”

Trang tin quân sự Navy Times (Mỹ) ngày 3-3 đưa tin Hải quân Mỹ vừa đưa tàu sân bay John C. Stennis cùng nhiều tàu chiến với hàng ngàn thủy thủ đến biển Đông để thách thức tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở đó.

Giữ vững cam kết

Tàu sân bay USS John C. Stennis đến biển Đông hôm 1-3. Hộ tống là tuần dương hạm USS Mobile Bay, khu trục hạm USS Stockdale và tàu khu trục tên lửa USS Chung-Hoon, theo người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Clay Doss. Đây là động thái mới nhất thể hiện sức mạnh quân sự của Washington tại vùng biển căng thẳng này.

 


Tàu sân bay USS John C. Stennis đến biển Đông thực hiện tuần tra tự do hàng hải Ảnh: NAVY TIMES

Tàu sân bay USS John C. Stennis đến biển Đông thực hiện tuần tra tự do hàng hải Ảnh: NAVY TIMES

 

Cũng theo lời ông Doss, tàu sân bay USS John C. Stennis sẽ tuần tra thường kỳ trên biển Đông, nơi Trung Quốc trong những tuần gần đây triển khai trái phép chiến đấu cơ, radar quân sự và tên lửa đất đối không ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (đều thuộc chủ quyền Việt Nam). Bên cạnh đội tàu sân bay này, tàu tuần dương USS Antietam của Mỹ đồn trú tại Nhật Bản cũng đang tham gia tuần tra biển Đông. Tàu khu trục USS McCambell và tàu đổ bộ USS Ashland của Mỹ vừa hoàn tất hoạt động tuần tra tương tự hồi tuần trước.

Ông Doss khẳng định Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện ở biển Đông thường xuyên như nhiều thập kỷ qua. Trong năm 2015, tàu của Hạm đội Thái Bình Dương đã di chuyển trên biển Đông khoảng 700 ngày. Ông Jerry Hendrix, chuyên gia phân tích tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), nhận định với Navy Times: “Rõ ràng, Hải quân và Bộ Quốc phòng Mỹ đang chứng tỏ cam kết của họ về sự hiện diện và tự do hàng hải trong khu vực. Với đội tàu sân bay và tàu chiến, Hải quân đang thể hiện mức độ quan tâm (đến biển Đông), đồng thời chứng tỏ khả năng hiện diện và hoạt động khắp thế giới”.

Trong khi đó, báo The Washington Post (Mỹ) ngày 2-3 dẫn lời 2 chuyên gia Dennis C. Blair và Jeffrey W. Hornung từ Quỹ Hòa bình Sasakawa (Mỹ) cho rằng những động thái đẩy mạnh quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông và phản ứng rõ ràng từ các nước Đông Nam Á cho thấy Bắc Kinh đang “tự hại mình” khi theo đuổi một chính sách hung hăng trong tranh chấp chủ quyền. Theo 2 chuyên gia, Trung Quốc đã gây thù chuốc oán với các quốc gia ven biển khác, đẩy họ vào thế tự tăng cường sức mạnh quốc phòng. Quay sang hợp tác với Mỹ hay Nhật Bản cũng là một hướng đi được nhiều nước lựa chọn.

Kinh tế “hại” ngân sách quốc phòng

Không những không nhận sai, Bắc Kinh hôm 4-3 còn quay sang quy trách nhiệm cho Mỹ. “Mỹ triển khai hơn 60% lực lượng hải quân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ đã tăng cường các hoạt động quân sự cùng các đồng minh cũng như tăng hiện diện quân sự trong khu vực. Đó chẳng phải là quân sự hóa hay sao?” - người phát ngôn quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh, cáo buộc trong cuộc họp báo trước khi cơ quan này nhóm họp hôm nay.

Cũng theo bà Phó, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2016 sẽ tiếp tục tăng khoảng 7%-8% so với năm ngoái, tùy theo nhu cầu quốc phòng của quốc gia và thực trạng kinh tế. “Ngân sách quốc phòng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay nhưng mức tăng sẽ thấp hơn năm ngoái và các năm trước đó” - bà Phó nói. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, thấp nhất trong 25 năm qua, xu hướng này được dự báo tiếp diễn trong năm nay.

Con số chính xác cuối cùng sẽ được quốc hội nước này công bố ngày 5-3. Nếu đúng như lời bà Phó, đây sẽ là mức tăng ngân sách quốc phòng thấp nhất kể từ năm 2010. Năm 2015, Trung Quốc phân bổ 886,9 tỉ nhân dân tệ (khoảng 135,39 tỉ USD) cho chi tiêu quốc phòng, tăng 10,1% so với năm 2014. Các chuyên gia dự đoán khoản ngân sách bổ sung trong năm nay sẽ được dùng để củng cố hải quân với các tàu chống tàu ngầm, phát triển tàu sân bay.

Mức tăng trên chắc chắn sẽ khiến những người như cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh Vương Hồng Quang không hài lòng. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) dẫn lời ông Vương cho rằng ngân sách của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cần tăng thêm 20% trong năm nay để trang trải chi phí hiện đại hóa và đối phó “những thách thức” ở biển Đông, Hoa Đông.

Theo ông Vương, PLA cần hàng trăm tỉ nhân dân tệ để chi trả tiền hưu trí và hỗ trợ khoảng 300.000 lính bị cắt giảm trong kế hoạch tái cấu trúc các lực lượng vũ trang do Chủ tịch Tập Cận Bình công bố hồi tháng 9-2015. Ông này cũng bao biện rằng việc tăng chi tiêu quốc phòng là cần thiết để biến PLA thành một “quân đội thật sự hiện đại”. “Mỹ có 11 nhóm tàu sân bay, trong khi Trung Quốc chỉ mới có một chiếc Liêu Ninh dùng cho huấn luyện” - ông Vương trần tình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo