xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ "sang trang" chiến lược tái cân bằng châu Á

Thu Hằng

Sau khi tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng ngày 26-6, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong tuần này.

Theo đài CNN (Mỹ), nhiều ánh mắt sẽ hướng về sự thể hiện của ông chủ Nhà Trắng để khẳng định với 2 vị lãnh đạo châu Á rằng chiến lược tái cân bằng tại châu lục quan trọng này từ thời người tiền nhiệm Barack Obama vẫn còn được vun đắp.

Có 2 câu hỏi cốt yếu cần được trả lời. Thứ nhất, chính quyền của ông Donald Trump có đủ tiềm lực để gắn kết sâu hơn với các quốc gia châu Á về an ninh khu vực, tăng trưởng kinh tế, nhân quyền và giải pháp tranh chấp hòa bình? Thứ hai, các đồng minh và đối thủ có còn xem Mỹ là đối tác quan trọng trong việc thực hiện chiến lược này không?

Theo sau việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris, hiện chưa rõ chính quyền của ông Donald Trump có thuyết phục được các lãnh đạo châu Á rằng Washington nói là làm hay không. Hai cuộc gặp thủ tướng Ấn Độ và tổng thống Hàn Quốc là cơ hội đầu tiên để biết được khả năng thuyết phục của tổng thống Mỹ mạnh mẽ đến đâu.


Mỹ sang trang chiến lược tái cân bằng châu Á - Ảnh 1.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại một sự kiện ở Washington hôm 25-6 Ảnh: THE INDIAN EXPRESS

Theo các chuyên gia phân tích, chiến lược tái cân bằng tại châu Á dưới thời ông Donald Trump đòi hỏi tăng cường quan hệ với New Delhi. Tổng thống Mỹ chủ trì một bữa tối dành cho vị lãnh đạo Ấn Độ mà ông gọi là "người bạn thực sự" trong thông điệp đăng trên Twitter hôm 25-6.

Đây cũng là lần đầu tiên một nguyên thủ thế giới dùng bữa tối với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Theo trang Quartz, trên "bàn tiệc" là hàng loạt vấn đề, từ chống khủng bố và an ninh khu vực tới thương mại và thị thực.

Cam kết "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" của ông Donald Trump được cho là không thể thiếu việc mở rộng tiếp cận cho doanh nghiệp Mỹ với thị trường Ấn Độ. Với kim ngạch thương mại song phương gần 115 tỉ USD năm ngoái, không còn nghi ngờ gì về khả năng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Mỹ tại thị trường đông dân thứ hai thế giới.

Trong cuộc gặp với lãnh đạo nhiều doanh nghiệp hàng đầu Mỹ hôm 25-6 tại thủ đô Washington, ông Modi cũng khẳng định Ấn Độ là một đất nước thân thiện với doanh nghiệp. Bằng chứng là chủ trương "Chính phủ tối thiểu, điều hành tối đa" được ông Modi xúc tiến ngay từ lúc tranh cử, tức xây dựng một chính phủ gọn nhẹ, tinh giản với ưu tiên cao nhất là xốc lại nền kinh tế bị sa sút trong nhiều năm qua.

Về khía cạnh an ninh, Ấn Độ - theo cách nói của Lầu Năm Góc - là đối tác tin cậy nhất của Afghanistan. Trong bối cảnh tổng thống Mỹ sắp công bố chiến lược Afghanistan của mình, hẳn ông cần thuyết phục thủ tướng Ấn Độ duy trì một sự gắn kết lâu dài. Các chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ nhận định ông Donald Trump muốn Ấn Độ là đồng minh chủ chốt để đối trọng sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á.

Trong chuyến thăm Mỹ ngày 29 và 30-6 sắp tới, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và ông chủ Nhà Trắng sẽ có cuộc gặp đầu tiên kể từ khi hai ông nhậm chức. Theo CNN, đây là cuộc gặp hết sức cần thiết bởi hai nhà lãnh đạo Mỹ - Hàn phải cùng suy tính những đòn bẩy để lôi kéo Trung Quốc tích cực hơn trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Theo đài CNN, tái cân bằng tại châu Á dưới thời của tổng thống Mỹ thứ 45 đang ở ngưỡng bắt đầu một chương mới. Ông Donald Trump đã khẳng định đây là chính sách dưới thời ông Obama mà ông sẽ không bãi bỏ và nó đóng vai trò quan trọng để đạt được những mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ tại khu vực. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo