xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - Trung "bất lực" với Triều Tiên

THU HẰNG

Tên lửa mới phóng thử của Triều Tiên được cho là đủ khả năng vươn tới thủ đô Washington hoặc bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ

Sau gần 3 tháng "án binh bất động", Triều Tiên ngày 29-11 thách thức Mỹ một cách kịch tính bằng vụ phóng tên lửa mạnh nhất từ trước tới nay.

Tầm bắn 13.000 km?

Bình Nhưỡng khẳng định tên lửa vừa phóng mang tên Hwasong-15, một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới, có khả năng tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.

Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, ICBM có uy lực mạnh nhất này mang đầu đạn hạt nhân siêu lớn đã đạt tới độ cao gần 4.500 km, cao hơn bất cứ tên lửa nào từng được Bình Nhưỡng thử nghiệm trước đó.

Tờ The New York Times gọi vụ thử là hành động thách thức táo bạo đối với Tổng thống Donald Trump sau khi ông đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước tài trợ khủng bố. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng phản ứng có phần thận trọng khi chỉ cho biết chung chung: "Chúng ta sẽ giải quyết tình hình. Chúng ta sẽ xử lý".

Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis tỏ ra lo ngại hơn, nhấn mạnh tới khía cạnh được ông gọi là những tiến bộ kỹ thuật đã bộc lộ ở quãng thời gian bay của tên lửa tới 53 phút, bắt đầu từ khi nó được bắn từ bệ phóng di động ở Pyongsong, phía Đông Bắc thủ đô Bình Nhưỡng, tới khi rơi xuống khu vực biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Mỹ - Trung bất lực với Triều Tiên - Ảnh 1.

Người dân tại Seoul - Hàn Quốc theo dõi bản tin về Triều Tiên phóng tên lửa ngày 29-11. Ảnh: REUTERS

Hwasong-15 bay lâu hơn đáng kể so với 2 lần thử ICBM trước vào ngày 4-7 (37 phút) và ngày 28-7 (47 phút). Các chuyên gia ước tính nếu không bị bóp cong quỹ đạo, tên lửa này có tầm bắn lên tới 13.000 km - tức là đủ khả năng vươn tới thủ đô Washington D.C. hoặc bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lập tức lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, cũng như tuyên bố Tokyo "không cho phép bất kỳ hành động khiêu khích nào diễn ra và sẽ tối đa hóa áp lực".

Trong khi đó, Hàn Quốc phản ứng bằng cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra chỉ vài phút sau đó. Theo hãng thông tấn Yonhap, 3 tên lửa Hyunmoo-II, Haesong-II và SPICE-2000 từ các đơn vị lục quân, hải quân và không quân nước này đồng thời đánh trúng mục tiêu giả định trong cuộc tập trận "tấn công chính xác".

Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump, thống nhất tiếp tục gây sức ép lên Bình Nhưỡng trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế. Theo yêu cầu của Nhật Bản, cũng như Mỹ và Hàn Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã quyết định tổ chức họp khẩn trong chiều 29-11 (giờ New York) để thảo luận về vụ thử tên lửa.

Hết hy vọng

Chia sẻ với báo giới tại Nhà Trắng, ông Donald Trump khẳng định vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên sẽ không thay đổi chính sách gây sức ép tối đa của Mỹ lên Bình Nhưỡng, cùng cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, theo trang ABC (Úc), các chuyên gia cho rằng dù cho kế hoạch của Washington nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng là gì thì nó có vẻ không có tác dụng. Dân số chỉ vào khoảng 20 triệu người, đất nước đối mặt với đói nghèo và bị cô lập nhất thế giới này đang từng bước trở thành một quốc gia hạt nhân.

Không chỉ Mỹ, ngay cả đồng minh lớn nhất của Triều Tiên là Trung Quốc cũng được cho là bất lực. Theo báo The Australian Financial Review, vụ thử tên lửa của Triều Tiên bộc lộ thực tế là Bắc Kinh không có ảnh hưởng nhiều với người hàng xóm.

Diễn ra chỉ hơn 1 tuần sau khi đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Tống Đào, trở về từ chuyến thăm 4 ngày tới Triều Tiên, vụ thử tên lửa đã xóa tan những hy vọng còn sót lại rằng Bắc Kinh có thể kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

"Dường như ông Kim Jong-un đang chuẩn bị cho vụ phóng tên lửa khi ông quyết định không gặp đặc phái viên từ Trung Quốc" - chuyên gia Lu Chao, thuộc Viện Khoa học xã hội Liêu Ninh, nhận định.

Đáng chú ý, lực lượng biên phòng Trung Quốc hồi cuối tuần rồi đã tiến hành một cuộc tập trận mùa đông, sau khi phía Bắc Kinh tuyên bố đóng cửa tạm thời cầu hữu nghị Trung - Triều ở Đan Đông.

Trung Quốc viện dẫn lý do sửa chữa để đóng cửa cây cầu vốn là tuyến đường chính giữa hai nước này song vẫn không dập tắt được những suy đoán rằng "hai bên đang đối đầu".

Sẽ thử hạt nhân trên mặt đất?

Triều Tiên đã phát đi thông điệp đầy thách thức đến cộng đồng quốc tế thông qua tuyên bố hoàn thành chương trình hạt nhân sau vụ phóng loại tên lửa có thể vươn đến toàn bộ lãnh thổ Mỹ.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA hôm 29-11 cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã theo dõi vụ phóng thử và tuyên bố Bình Nhưỡng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử nói trên.

Bloomberg nhận định cuộc đối đầu Triều Tiên - Mỹ bước sang giai đoạn mới sau khi Bình Nhưỡng nhấn mạnh vụ phóng chứng tỏ họ có thể tấn công Washington bằng vũ khí hạt nhân dù tính xác thực của tuyên bố này chưa được kiểm chứng độc lập.

Vẫn còn quá sớm để biết rõ thời điểm Triều Tiên trở thành mối đe dọa thật sự đối với Mỹ. Ngay cả khi chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng không ngừng tiến bộ, Mỹ và Hàn Quốc đánh giá tên lửa đạn đạo của nước này vẫn chưa thể "sống sót" khi quay trở lại bầu khí quyển.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói Tokyo đang tìm hiểu xem liệu Triều Tiên có làm chủ được khả năng này hay chưa sau vụ phóng mới nhất.

Ngoài ra, giới chuyên gia cũng nghi ngờ trước tuyên bố của ông Kim Jong-un, theo đó tên lửa mới thử nói trên - gọi là Hwasong-15 - "có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng siêu lớn có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở đại lục Mỹ".

Ông David Wright, đồng giám đốc Chương trình an ninh toàn cầu thuộc Liên minh các nhà khoa học quan tâm, cho biết dựa vào tầm bắn, có khả năng Hwasong-15 chỉ mang một đầu đạn giả rất nhẹ khi được phóng thử. Nếu mang đầu đạn hạt nhân thật sự vốn nặng hơn nhiều, theo ông Wright, tên lửa này khó có thể đi được khoảng cách xa như trong vụ phóng.

Thêm một yếu tố đáng chú ý khác của vụ phóng là nó diễn ra vào ban đêm và từ bệ phóng di động, qua đó cho thấy Triều Tiên tìm cách đối phó với nguy cơ bị tấn công phủ đầu. Ông Rodger Baker, nhà phân tích của Công ty tình báo tư nhân Stratfor (Mỹ), cho rằng việc phóng tên lửa khi trời tối có thể nhằm che giấu những hoạt động chuẩn bị vào giờ chót.

Trong khi đó, việc sử dụng bệ phóng di động và rút ngắn thời gian nạp nhiên liệu khiến Mỹ và Hàn Quốc gặp khó nếu muốn đánh phủ đầu để ngăn chặn bất kỳ kế hoạch tấn công nào của Triều Tiên.

Câu hỏi đặt ra lúc này là Bình Nhưỡng sẽ có động thái gì tiếp theo sau khi khoe khả năng hạt nhân nói trên. "Triều Tiên đang nói rằng Mỹ nên công nhận nước này là quốc gia hạt nhân và chuyển chính sách đang đối thoại" - ông Koh Yu-hwan, chuyên gia về Triều Tiên tại Trường ĐH Dongguk (Hàn Quốc), nhận định với trang Bloomberg.

Dù vậy, một quan chức Triều Tiên nói với đài CNN sau vụ phóng tên lửa hôm 29-11 rằng nước này không quan tâm đến ngoại giao với Mỹ cho đến khi thể hiện đầy đủ năng lực răn đe hạt nhân của mình. Theo ông, một bước đi như thế là tiến hành vụ thử hạt nhân trên mặt đất hoặc vụ thử bom H quy mô lớn.

HOÀNG PHƯƠNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo