xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ-Trung phủ bóng bầu cử Philippines

LỤC SAN

Những vấn đề chính trong quá trình tranh cử là kinh tế, tội phạm, tham nhũng, nghèo đói và tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông

Cử tri Philippines ngày 9-5 đi bỏ phiếu bầu tổng thống kế tiếp với nhiệm kỳ 6 năm trong bối cảnh dư luận quốc tế đang quan tâm người kế nhiệm ông Benigno Aquino sẽ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Lựa chọn không dễ dàng

Trước đó một ngày, hàng chục ngàn nhân viên an ninh đã được triển khai khắp Philippines sau khi dư luận nghi ngại về tình trạng mua phiếu và hăm dọa.

“Hiện tượng mua phiếu có ở mọi nơi. Chúng tôi nhận được tin báo rằng mọi thứ đều được sử dụng để mua phiếu chứ không phải chỉ bằng tiền” - Ủy viên Ủy ban Bầu cử Philippines Luie Guia nói với báo giới. Theo đó, bằng những món quà nhỏ, các chính khách có thể giành được sự ủng hộ hiệu quả ở một đất nước với 1/4 dân số 100 triệu người sống dưới mức nghèo khổ.

Một nỗi lo khác là tình trạng bạo lực trước thềm bầu cử. Cảnh sát quốc gia Philippines cho biết ít nhất 15 người đã tử vong trong các vụ bạo lực liên quan đến bầu cử. Nạn nhân mới nhất là bé gái 9 tuổi thiệt mạng trong vụ nổ lựu đạn ở tỉnh Maguindanao cuối ngày 7-5. Chánh thanh tra Jonathan del Rosario cho biết 90% lực lượng cảnh sát đã được phân công bảo vệ cuộc bầu cử và được phép mang súng.

Những vấn đề chính trong chiến dịch tranh cử là kinh tế, tội phạm, tham nhũng, nghèo đói và tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông. Các ứng cử viên tổng thống Philippines đang đứng trước sự lựa chọn không dễ dàng: tiếp tục lập trường cứng rắn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo và chấp nhận cái giá không nhỏ về kinh tế hoặc ưu tiên phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ứng cử viên Rodrigo Duterte trong lần vận động tranh cử cuối cùng ở thủ đô Manila đêm 7-5Ảnh: REUTERS
Ứng cử viên Rodrigo Duterte trong lần vận động tranh cử cuối cùng ở thủ đô Manila đêm 7-5Ảnh: REUTERS

Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy ông Rodrigo Duterte, Thị trưởng TP Davao, đã vượt lên 4 đối thủ còn lại. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ứng viên này hứa triệt tiêu tội phạm và tham nhũng chỉ trong vòng từ 3 đến 6 tháng. Đáng chú ý, ông Duterte cam đoan nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ hành quyết thêm 100.000 tội phạm và chất đống thi thể họ ở vịnh Manila.

Với nhiều phát ngôn mạnh mẽ, táo bạo đến mức gây sốc, ông Duterte bị mô tả là mối đe dọa đối với nền dân chủ và bị so sánh với ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mỹ “lo lắng đôi chút”

Trong nỗ lực ngăn ông Duterte lên nắm quyền, Tổng thống đương nhiệm Aquino đã kêu gọi giảm bớt số lượng ứng viên để giúp phiếu bầu khỏi bị phân tán nhưng đề xuất này không nhận được sự ủng hộ.

Nữ thượng nghị sĩ Grace Poe cho rằng đề nghị lập liên minh của chính quyền ông Aquino không khác gì lời kêu gọi bà rút khỏi cuộc đua và ủng hộ ứng viên Manuel Roxas, đại diện Đảng Tự do cầm quyền. Bà Poe đang có tỉ lệ ủng hộ chỉ thua người dẫn đầu Duterte.

Trong khi đó, đương kim Phó Tổng thống Jejomar Binay gây chú ý với quan điểm ưu tiên phát triển kinh tế, tạo việc làm hơn là vấn đề cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Ứng viên còn lại là nữ thượng nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago thuộc Đảng Cải cách Dân tộc (PRP).

Hãng tin AP nhận định cuộc bầu cử tổng thống Philippines lần này đang khiến Washington lo lắng đôi chút. Vị tổng thống đắc cử sẽ là một đối tác có ích cho mối quan hệ song phương nhưng Washington không thể yên tâm khi thấy ứng cử viên hàng đầu Duterte đe dọa bắn chết tội phạm hoặc đùa cợt về vụ cưỡng hiếp tập thể và sát hại nhà truyền giáo người Úc năm 1989.

Mối quan hệ Mỹ - Philippines đã phát triển mạnh trong những năm gần đây khi Manila tìm kiếm sự ủng hộ của Washington để đối phó Bắc Kinh đang leo thang khiêu khích ở biển Đông. Vấn đề là chưa ai biết tân tổng thống Philippines sẽ xử lý các mối quan hệ đối ngoại ra sao trong giai đoạn căng thẳng tăng cao với Trung Quốc như hiện nay.

Giống như mọi cuộc bầu cử nước ngoài, giới chức Mỹ thận trọng đưa ra bình luận vì ngại bị cáo buộc tìm cách tác động đến kết quả bầu cử. Bà Katina Adams, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ về Đông Á, chỉ tuyên bố chung chung: “Cho dù kết quả bầu cử như thế nào, chúng tôi trông chờ hợp tác với chính quyền kế tiếp của Philippines để tiếp tục củng cố mối quan hệ song phương đang mạnh mẽ”.

Nói gì thì nói, người Mỹ vẫn hy vọng tân tổng thống Philippines sẽ tiếp tục đi theo con đường chiến lược được vạch ra bởi người tiền nhiệm. Trong nhiệm kỳ Tổng thống Aquino, Philippines đã đồng ý mở cửa một số cơ sở quân sự để đón lực lượng Mỹ. Bước đi này giúp ích nhiều cho nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương để đối đầu với Trung Quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo