xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga dùng bằng chứng giả tố Mỹ giúp IS?

Cao Lực (Theo BBC, Reuters)

(NLĐO) – Bộ Quốc phòng Nga mới đây đăng tải loạt ảnh được gọi là “bằng chứng không thể chối cãi” cho thấy Mỹ hỗ trợ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Bộ Quốc phòng Nga trong một tuyên bố trên mạng xã hội Facebook hôm 14-11 nói rằng không quân Mỹ nỗ lực cản trở các cuộc tấn công của Nga nhằm vào IS, kèm theo là loạt ảnh vệ tinh mà Moscow khẳng định là ghi hình một đoàn xe của IS rời thị trấn Albu Kamal - Syria vào ngày 9-11-2017 dưới sự hỗ trợ của các lực lượng Mỹ.

Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đây là "bằng chứng không thể chối cãi rằng Mỹ đang thực sự hỗ trợ các đơn vị của IS để chúng phục hồi khả năng chiến đấu, triển khai lại và sử dụng chúng để thúc đẩy lợi ích Mỹ ở Trung Đông".

Tuy nhiên, một bức ảnh trong loạt "bằng chứng không thể chối cãi" nêu trên thực chất là ảnh chụp màn hình từ đoạn video quảng cáo trò chơi điện tử AC-130 Gunship Simulator: Special Ops Squadron được công bố vào tháng 3-2015.

Nga dùng bằng chứng giả tố Mỹ giúp IS? - Ảnh 1.

Bức ảnh được Nga dùng làm bằng chứng tố Mỹ hỗ trợ IS thực chất là ảnh chụp màn hình từ 1 đoạn video quảng cáo trò chơi điện tử. Ảnh: Business Insider

Theo nhóm các nhà điều tra độc lập, 4 bức ảnh bằng chứng của Nga cũng bị lỗi, được chụp từ một đoạn video hồi tháng 6-2016 ghi lại cảnh Không lực Iraq tấn công IS ở Iraq.

Liên quan đến vụ việc này, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng một nhân viên đã chèn nhầm ảnh, đồng thời tuyên bố sẽ điều tra sự cố.

"Tuy nhiên, việc tư lệnh Mỹ không thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào các đoàn xe IS rút khỏi thị trấn Albu Kamal vào ngày 9-11 là một thực tế khách quan được phản ánh trong các bản chép lại của các cuộc đàm phán và do đó, phía Mỹ biết rõ điều này" – hãng tin Interfax dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga hôm 14-11.

Khi được hỏi về các cáo buộc của Nga nói rằng Mỹ đang hỗ trợ IS tại khu vực Albu Kamal, người phát ngôn liên quân đồng minh Mỹ chống IS – Đại tá Ryan Dillon, nói rằng ông "không thể xác nhận". Tuy nhiên, ông Dillon cho rằng với bức ảnh chụp màn hình nêu trên, các cáo buộc của Bộ Quốc phòng Nga nhiều khả năng là "không có cơ sở, không chính xác và hoàn toàn sai trái".



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo