xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít

Xuân Mai

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định việc tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine là "quyết định đúng đắn duy nhất"

Nga hôm 9-5 tổ chức lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow hôm 9-5 nhân kỷ niệm 77 năm Ngày chiến thắng phát xít.

Phát biểu tại sự kiện, theo đài RT, Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ ca ngợi chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai mà còn đề cập những nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine.

Theo ông Putin, chiến dịch này là động thái kịp thời và cần thiết để ngăn chặn điều được ông mô tả là "mối đe dọa hoàn toàn không thể chấp nhận được ngay sát biên giới chúng ta".

Ông chủ Điện Kremlin cũng khẳng định Nga đã "tung ra đòn ngăn chặn phủ đầu trước hành động gây hấn - đây là quyết định bắt buộc, kịp thời và đúng đắn duy nhất của một nước có chủ quyền, mạnh mẽ và độc lập".

Nga kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít - Ảnh 1.

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tại lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow - Nga hôm 9-5. Ảnh: Reuters

Phát biểu này tương tự thông điệp được Nga đưa ra trước đó, rằng nước này đang phản ứng trước mối đe dọa từ phương Tây, đặc biệt là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhà lãnh đạo Nga cũng chỉ trích phương Tây không đáp ứng yêu cầu của Moscow về việc bảo đảm an ninh và NATO chấm dứt mở rộng, đồng thời cho rằng Moscow không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hành động ở Ukraine.

Vì thế, theo ông Putin, quân đội Nga đang chiến đấu vì an ninh của đất nước ở Ukraine. Dù vậy, theo đài RT (Nga), ông Putin nhấn mạnh: "Bất chấp mọi bất đồng hiện nay trong quan hệ quốc tế, Nga luôn ủng hộ việc tạo ra một hệ thống an ninh bình đẳng và không thể chia cắt".

Nhà lãnh đạo này nhắc đến nỗ lực đối thoại giữa Nga và Mỹ về các bảo đảm an ninh vào cuối năm ngoái nhưng không có kết quả nào đạt được.

Mở đầu chương trình duyệt binh là nghi lễ rước cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quốc kỳ Liên bang Nga. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu lần lượt duyệt các đội hình lực lượng Hải - Lục - Không quân, khối học viên các học viện và trường quân đội.

Nga kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít - Ảnh 2.

Tổng thống Putin phát biểu tại lễ duyệt binh. Ảnh: Reuters

Buổi lễ có sự tham gia của khoảng 11.000 quân nhân và 131 phương tiện chiến đấu từ các lực lượng xe tăng - thiết giáp, pháo binh, đặc nhiệm, tên lửa chiến dịch, tên lửa đạn đạo chiến lược.

Phần diễu hành của đội hình phương tiện cơ giới được dẫn đầu bởi xe tăng T-34. Chiếc xe tăng huyền thoại này đã trở thành biểu tượng của chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Theo sau là các đội hình xe bọc thép Taifun, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, BMP-3 và Kurganets-25, xe tăng T-72B3M, T-90M và T-14 Armata. Đáng chú ý, hệ thống rốc-két phóng loạt Tornado-G lần đầu được ra mắt tại sự kiện năm nay. Nhiều vũ khí hiện đại khác cũng xuất hiện tại buổi lễ, như hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander...

Dù vậy, theo truyền thông Nga, phần duyệt binh trên không tại Quảng trường Đỏ đã bị hủy do thời tiết xấu. Theo kế hoạch ban đầu, phần duyệt binh này có sự tham gia của 77 máy bay và trực thăng, trong đó có tiêm kích MiG-29SMT, tiêm kích Su-30SM...

Ngoài Moscow, lễ duyệt binh kỷ niệm ngày Chiến thắng còn diễn ra ở nhiều thành phố khắp nước Nga, trong đó có Vladivostok, Novosibirsk... Cũng vì lý do này, chương trình duyệt binh tại nhiều thành phố khác ở Nga phải cắt giảm phần diễu hành của các lực lượng không quân.

Sức ép trừng phạt gia tăng lên Moscow

Nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7, gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Mỹ) hôm 8-5 có cuộc hội đàm trực tuyến với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về cuộc xung đột Nga - Ukraine và các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Moscow.

Theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp, các nhà lãnh đạo G7 cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, trong đó có việc cấm nhập khẩu dầu của Nga. Ngoài ra, G7 sẽ làm việc cùng nhau và với các đối tác để bảo đảm nguồn cung năng lượng toàn cầu ổn định, bền vững...

Trong khi đó, Mỹ công bố trừng phạt bổ sung đối với 3 đài truyền hình Nga, đồng thời cấm người Mỹ cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn cho người Nga và áp đặt hạn chế thị thực đối với nhiều quan chức Nga và Belarus. Bị đưa vào danh sách trừng phạt còn có một số quan chức của hai ngân hàng Nga là Gazprombank và Sberbank, nhà sản xuất vũ khí Promtekhnologiya, 7 công ty vận tải biển... Ngoài ra, Nhà Trắng cho biết Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ sẽ đình chỉ giấy phép xuất khẩu vật liệu hạt nhân đặc biệt sang Nga.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Bulgaria Assen Vassilev cho biết sẽ không ủng hộ gói trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Moscow nếu nước này không được miễn trừ đối với đề xuất cấm mua dầu của Nga. Theo ông Vassilev, sự miễn trừ này là cần thiết vì nhà máy lọc dầu duy nhất của nước này tại cảng Burgas trên biển Đen cần thời gian nâng cấp để chuyển sang chế biến dầu thô không đến từ Nga.

Trước đó, 3 quốc gia Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech đã đưa ra đòi hỏi tương tự do hiện phụ thuộc nhiều vào dầu thô Nga. Ủy ban châu Âu hôm 6-5 đã đề xuất cho 3 nước này thêm thời gian để chuyển đổi nguồn cung năng lượng.

Anh Thư

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo