xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Ngày tận thế" thường trực ở Ấn Độ

Hoàng Phương

Chính quyền TP Cape Town - Nam Phi đã đẩy lùi thành công "Ngày tận thế" - tức thời điểm cả thành phố chính thức cạn kiệt nước sinh hoạt - đến năm 2019 nhờ những nỗ lực tiết kiệm nước.

Đi xa hơn, một số chuyên gia còn đề xuất kéo các tảng băng lớn từ Nam Cực về Cape Town rồi làm tan chảy, với hy vọng giải quyết được tình trạng thiếu nước nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua.

Tuy nhiên, tại Ấn Độ, "Ngày tận thế" không phải là chuyện gì đó quá hiếm đối với nhiều địa phương, nơi người dân buộc phải đào giếng hoặc mua nước sinh hoạt. Trong bối cảnh dân số gia tăng, nhu cầu về nước ngày càng cao của lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, cộng với tình trạng quản lý kém nguồn cung, khiến các tầng nước ngầm khắp Ấn Độ dần cạn kiệt. Nhiệt độ ngày càng tăng khiến tình trạng khan hiếm nước thêm nghiêm trọng.

Ngày tận thế thường trực ở Ấn Độ - Ảnh 1.

Người dân chờ lấy nước tại TP Latur, bang Maharashtra - Ấn Độ Ảnh: BLOOMBERG

Theo một báo cáo năm 2018 của tổ chức phi lợi nhuận WaterAid (Anh), gần 163 triệu người tại quốc gia có 1,3 tỉ dân này không có nước sạch gần nhà để sử dụng. Tỉ lệ này cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Tình trạng khan hiếm nước có thể thêm nghiêm trọng bởi tranh cãi giữa Ấn Độ và một số nước láng giềng như Bangladesh, Pakistan, Trung Quốc về vấn đề chia sẻ nước của các con sông chảy qua biên giới.

Viện Nguồn nước thế giới (Mỹ) ước tính khoảng 600 triệu dân Ấn Độ đối mặt nguy cơ không còn nguồn nước bề mặt để sử dụng trong thời gian tới. Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nguồn cung cấp nước ở quốc gia Nam Á này đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu vào năm 2030.

"Nhiều nơi ở Ấn Độ đã sống chung với "Ngày tận thế" được một thời gian rồi, phần lớn vì quản lý nước yếu kém" - bà Mridula Ramesh, tác giả một quyển sách về biến đổi khí hậu sắp xuất bản, nhận định với Reuters. Theo bà Ramesh, lãng phí nước đang xảy ra tại nhiều thành phố trong lúc xử lý và tái sử dụng nước thải chưa được quan tâm đúng mức.

Đáng lo hơn, nghiên cứu của tổ chức Strategic Foresight Group dự báo khoảng 50-70 triệu người sẽ rời bỏ nhà cửa ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Trung Quốc vào năm 2050 do thiếu nước. "Khi ngày càng có nhiều người di cư đến các thành phố, những căng thẳng xã hội liên quan đến sử dụng nước tại khu vực đô thị sẽ gia tăng. Điều này đe dọa làm trầm trọng hơn tranh cãi về nước giữa các địa phương và các quốc gia. Khi đó, ngay cả các hiệp ước liên quan cũng không giúp ích được gì" - ông Michael Kugelman, chuyên gia tại Trung tâm Wilson (Mỹ), cảnh báo.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo