xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Nghĩa địa doanh nghiệp" ở Triều Tiên

XUÂN MAI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Triều Tiên chỉ đạt 93 triệu USD năm 2016, quá ít so với con số 12 tỉ USD của nước láng giềng Hàn Quốc

Tình hình đầu tư tại Triều Tiên có phần khởi sắc sau lời tuyên bố ưu tiên phát triển kinh tế của nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhưng cũng có không ít hoài nghi về sự phát triển bền vững của nước này.

Trung Quốc nhanh chân

Chuyến thăm Bắc Kinh ngày 19 và 20-6 của ông Kim được cho là nhằm nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc hậu phi hạt nhân hóa - theo ông Koh Yu-hwan, chuyên gia tại Trường ĐH Dongguk (Hàn Quốc).

Trong lần gặp nhau thứ 3 này, theo hãng tin Yonhap, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Kim Jong-un không chỉ thảo luận vấn đề phi hạt nhân hóa mà còn tập trung vào kế hoạch tái thiết kinh tế Triều Tiên. Trước khi về nước, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã thăm Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp và một trung tâm kiểm soát giao thông đường sắt.

Chuyến thăm nói trên diễn ra sau khi hàng loạt công ty Trung Quốc đổ xô đến Triều Tiên tìm kiếm cơ hội giữa lúc có dấu hiệu Bắc Kinh có thể nới lỏng trừng phạt Bình Nhưỡng.

Theo Yonhap, khoảng 200 công ty tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế mùa Xuân Bình Nhưỡng - được tổ chức từ ngày 23 đến 25-5 - để thảo luận hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước Triều Tiên trong các lĩnh vực nông nghiệp, điện tử, máy móc, xây dựng, thực phẩm, nhu yếu phẩm và thoát nước. Là một trong những sự kiện quốc tế lớn nhất ở Triều Tiên, hội chợ năm nay thu hút khoảng 260 công ty tham gia đến từ 15 quốc gia, trong đó doanh nghiệp Trung Quốc chiếm 70%.

Nghĩa địa doanh nghiệp ở Triều Tiên - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm một cơ sở nghiên cứu nông nghiệp tại Bắc Kinh hôm 19-6 Ảnh: REUTERS

Cơ hội làm ăn tại Bình Nhưỡng cũng được thảo luận bên lề một diễn đàn xúc tiến đầu tư ở TP Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh (giáp biên giới Triều Tiên) hôm 20-6. Một số chuyên gia cho rằng nếu Triều Tiên thực sự mở cửa, kinh tế các khu vực giáp biên giới Trung - Triều sẽ nhận được cú hích lớn.

TP Đan Đông - cửa ngõ chính của dòng chảy thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên - thu hút các nhà đầu cơ bất động sản Trung Quốc trong vài tháng qua kể từ khi ông Kim bất ngờ thăm Bắc Kinh lần đầu tiên hồi cuối tháng 3. Một số nhà phân tích cho rằng giá nhà tăng ở địa phương thuộc tỉnh Liêu Ninh này là dấu hiệu niềm tin của nhà đầu tư đang dần phục hồi.

Triển vọng hay ác mộng?

Dù vậy, một số bài học trong quá khứ phần nào nêu bật những thách thức của việc làm ăn tại Triều Tiên, hiện vẫn là một trong những quốc gia cô lập và bí ẩn nhất thế giới. Trang Bloomberg nhắc lại chuyện Triều Tiên tiếp tục không trả Thụy Điển tiền mua 1.000 chiếc xe Volvo đã giao vào những năm 1970. Trong khi đó, một công ty khai thác mỏ Trung Quốc gọi một liên doanh 4 năm tại Bình Nhưỡng là "cơn ác mộng". Chưa hết, một tập đoàn viễn thông Ai Cập hoạt động tại Triều Tiên không thể chuyển lợi nhuận về nước.

Tất cả câu chuyện trên phần nào giúp lý giải việc Triều Tiên bị xem là "nghĩa địa doanh nghiệp" đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy thực trạng này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Triều Tiên chỉ đạt 93 triệu USD năm 2016, quá ít ỏi so với con số 12 tỉ USD của nước láng giềng Hàn Quốc.

Trong trường hợp Triều Tiên chịu mở cửa về kinh tế, câu hỏi đặt ra là liệu có bất kỳ lãnh đạo doanh nghiệp nào sẵn sàng rót tiền vào một nền kinh tế có ngành sản xuất còn lạc hậu và hạ tầng thiếu thốn. Một số chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng có tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn e dè trước sự hiện diện của công ty đến từ bên ngoài.

Một vấn đề nữa là khoảng cách lớn về công nghệ và kỹ năng giữa Triều Tiên và các nước. Ông Jason Gerlis, chuyên gia của Công ty Tư vấn TMF Group (Hà Lan), đánh giá đây là 2 yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nếu thị trường Triều Tiên mở cửa. "Nguyên liệu thô có thể là sức hút lớn nhất nhưng rủi ro đến từ quan điểm phức tạp của chính quyền Triều Tiên có thể vượt lên bất kỳ lợi ích tiềm năng nào" - ông Gerlis đúc kết. 

Học theo mô hình kinh tế Việt Nam?

Thăm Trung Quốc và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tới 3 lần trong vòng chưa đầy 3 tháng qua, trong đó chuyến thăm gần nhất diễn ra chỉ một tuần sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thể hiện rõ mối quan hệ đặc biệt của Bình Nhưỡng với đồng minh thân thiết nhất.

Với mối quan hệ lâu đời như vậy giữa hai bên, Bắc Kinh đã có những trợ giúp không nhỏ cho Bình Nhưỡng. Thêm vị thế là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc tưởng như sẽ là mô hình để Triều Tiên noi theo. Tuy vậy, theo Tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản), nhà lãnh đạo trẻ không giấu giếm ý định cải cách Triều Tiên theo mô hình Việt Nam. Ông thậm chí mở lời về điều đó với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong Hội nghị Thượng đỉnh Triều - Hàn vào ngày 27-4.

Theo phân tích của Nikkei Asian Review, việc tập trung phát triển công nghiệp ở một số khu vực đã thúc đẩy kinh tế Trung Quốc nhưng chúng cũng nới rộng khoảng cách giàu nghèo, còn Việt Nam dù đi sau trong câu chuyện đổi mới nhưng lại theo đuổi sự phát triển cân bằng, bảo đảm sự ổn định xã hội - điều mà Triều Tiên thực sự cần một khi mở cửa thị trường.

Chuyên gia phân tích cấp cao Junya Ishii thuộc Viện Nghiên cứu Sumitomo Corporation Global Research (SCGR) nhận định kinh tế Trung Quốc phát triển quá nhanh, quá nóng. Trong khi đó, Việt Nam đi theo con đường riêng khi tích cực theo đuổi các hiệp định tự do thương mại. Số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy Việt Nam đã có 12 hiệp định tự do thương mại đi vào hiệu lực.

Dù thấp hơn so với 17 hiệp định tự do thương mại của Trung Quốc - vốn gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) trước Việt Nam 6 năm - nhưng khác với Trung Quốc, Việt Nam không ngần ngại đàm phán với các nền kinh tế phát triển để mở cửa thị trường. Ngoài ra, với dân số 24 triệu người, Triều Tiên cũng cảm thấy khó thích hợp hơn với mô hình kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới so với Việt Nam có chưa đến 100 triệu người.

Mặt khác, không phải ngẫu nhiên ông Kim Jong-un, nhân vật đang được xem là hiện tượng ngoại giao quốc tế, lại quan tâm tới mô hình của Việt Nam trước mặt tổng thống Hàn Quốc. Ngoài những lý do chính trị như muốn giữ khoảng cách với Trung Quốc, không muốn bị nền kinh tế số 2 thế giới "nuốt chửng", từ đó tiến gần hơn với Mỹ, ông Kim còn được cho là đang tìm kiếm đầu tư từ các công ty Hàn Quốc giống như họ đang đầu tư vào Việt Nam.

Thu Hằng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo