xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghĩa địa tàu ngầm hạt nhân

Đỗ Quyên

Những chiếc tàu ngầm hạt nhân khổng lồ lừng lẫy một thời nơi đại dương sâu thẳm lại trở thành gánh nặng nguy hiểm khi về “già”

Tàu ngầm hạt nhân từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn cho những tiểu thuyết viễn tưởng nổi tiếng. Từ những siêu phẩm điện ảnh như The Hunt for Red October (Săn tìm tàu ngầm vàng tháng mười đỏ) đến các loạt phim truyền hình dài tập như Voyage to the Bottom of the Sea (Du hành dưới đáy biển sâu), tàu ngầm luôn được khắc họa như những công cụ tuyệt đỉnh của sức mạnh địa chính trị, lặng lẽ thoắt ẩn thoắt hiện nơi đại dương thăm thẳm trong những sứ mệnh bí mật và quan trọng.

Nơi an nghỉ cuối cùng

Thế nhưng, khi đã kết thúc sứ mệnh phục vụ, chúng trở thành những hiểm họa hạt nhân nổi. “Tiễn đưa” hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo cũng như tàu săn ngầm sát thủ vốn bùng nổ cả về số lượng và công nghệ trong thời Chiến tranh lạnh về “nơi an nghỉ cuối cùng” là thách thức dai dẳng đối với các lực lượng hải quân hạt nhân trên thế giới.

 

Cuộc đua tăng cường đội tàu ngầm giữa các nước lớn vẫn tiếp tục sôi động Ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY

Cuộc đua tăng cường đội tàu ngầm giữa các nước lớn vẫn tiếp tục sôi động

Ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY

 

Chính từ nhu cầu bức thiết đó, một số nghĩa địa công nghiệp kỳ lạ nhất hành tinh đã ra đời, trải dài từ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ qua vòng Bắc cực tới cảng Vladivostok - “nhà” của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

Những nghĩa địa tàu ngầm khá đa dạng. Nó có thể tồn tại không khác gì một bãi rác sâu 300 m dưới thềm đại dương tại vùng biển Kara ở phía Bắc Siberia. Nơi đây là mồ chôn của 16 lò phản ứng hạt nhân, 5 tàu ngầm hạt nhân và 17.000 container chất thải phóng xạ.

Theo Quỹ Hoạt động môi trường Bellona (Na Uy), đáy biển Kara đã bị biến thành “hồ rác phóng xạ”. Đáng lo ngại hơn, biển Kara nay trở thành mục tiêu của các công ty dầu khí và theo Giám đốc quỹ Bellona Nils Bohmer, hiểm họa khó lường có thể nổ ra khi mũi khoan vô tình chạm phải “nấm mồ đặc biệt” nói trên.

Nhiều nghĩa địa hạt nhân tương tự xuất hiện rõ mồn một trên Google Maps hoặc Google Earth. Nơi chôn cất tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Mỹ tọa lạc ở khu Hanford, bang Washington (thuộc vịnh Sayda trong bán đảo Kola) với la liệt hộp thép khổng lồ nằm san sát, mỗi cái dài chừng 12 m, chứa những phế tích từ hàng trăm tàu ngầm hạt nhân. Chúng đang chờ được đem chôn tập thể.

Già nua nhưng nguy hiểm

Kết liễu các tàu ngầm hạt nhân đồ sộ đòi hỏi một quá trình tỉ mỉ và nghiêm ngặt. Theo đài BBC, với phương pháp được thống nhất giữa các đại gia tàu ngầm hạt nhân khác, Nga đến nay đã dỡ bỏ 120 tàu của Hạm đội Biển Bắc và 75 tàu từ Hạm đội Thái Bình Dương. Mỹ cũng có động thái tương tự đối với 125 tàu ngầm từ thời Chiến tranh lạnh.

Tuy những nghĩa trang tập kết xác tàu ngầm hạt nhân trong lòng đất được cho là an toàn hơn chôn vùi dưới đáy đại dương nhưng nhiều nhóm bảo vệ môi trường tại Mỹ đang gióng lên hồi chuông báo động về kho chứa nhiên liệu tại nước này. Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho (INL) là điểm đến cuối cùng của tất cả nhiên liệu hạt nhân cấp độ cao đã qua sử dụng của Hải quân Mỹ kể từ khi chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, USS Nautilus, được chế tạo năm 1953.

Chuyên gia môi trường Beatrice Brailsford thuộc nhóm Snake River Alliance (Mỹ) cho biết: “Lò phản ứng nguyên mẫu của tàu USS Nautilus đã được thử nghiệm tại INL. Sau đó, nhiên liệu đã qua sử dụng từ con tàu này lại trở về và chấm dứt cuộc đời ở Idaho. Chúng yên nghỉ ở bên trên tầng ngậm nước của vùng thượng lưu hồ Snake River Aquifer - mạch nước ngầm lớn thứ hai trên lục địa Bắc Mỹ”.

“Số nhiên liệu dùng rồi được trữ trên mặt đất nhưng phần còn lại của rác thải hạt nhân được chôn phía trên tầng ngậm nước. Tình trạng đó có thể tiếp diễn trong nửa thế kỷ tới khiến người dân Idaho lo lắng. Không chỉ nguồn nước sạch mà cả mùa màng đều gặp nguy cơ” - bà Brailsford cảnh báo thêm.

Các chất phóng xạ có độ an toàn cao đôi khi vẫn có thể “lẩn trốn” theo những cách quái đản. Chẳng hạn, ở cả INL và Hanford đều từng xảy ra hiện tượng rò rỉ phóng xạ bất thường từ những bụi cỏ lau mọc trên vùng nước ô nhiễm. Trong khi đó, dù việc tiêu hủy ngày càng đòi hỏi chi phí tốn kém với những giải pháp dài hạn và an toàn hơn, giới hoạch định quân sự - đặc biệt là các nước lớn như Mỹ, Nga và Trung Quốc - vẫn không làm nản lòng trong cuộc đua đóng thêm nhiều tàu ngầm hạt nhân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo