xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người biểu tình “đạp đổ” loạt tháp viễn thông quân đội Myanmar

Xuân Mai

(NLĐO) - Các nước Đông Nam Á và phương Tây đã kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar kiềm chế bạo lực và cho phép viện trợ nhân đạo sau khi lực lượng chống chính quyền quân sự kêu gọi nổi dậy trên toàn quốc.

Một phát ngôn viên quân đội Myanmar cho rằng lời kêu gọi nổi dậy của tổ chức "Chính phủ Thống nhất Quốc gia Myanmar" (NUG) hôm 7-9 là âm mưu thu hút sự chú ý của thế giới và nói rằng điều đó sẽ không thành công.

Trong khi đó, những người biểu tình hôm 8-9 đã phá hủy khoảng một chục tháp viễn thông thuộc sở hữu quân đội ở Myanmar. Những người biểu tình cho biết họ đã nhắm vào 11 tháp viễn thông của Mytel, một trong 4 mạng di động chính của Myanmar, ở thị trấn Budalin thuộc khu vực Sagaing. Quyền Chủ tịch NUG Duwa Lashi La hôm 7-9 đã kêu gọi người dân nhắm mục tiêu vào các tài sản quân sự trong khu vực của họ.

Người biểu tình “đạp đổ” loạt tháp viễn thông quân đội Myanmar - Ảnh 1.

Lực lượng an ninh đã được tăng cường ở Yangon hôm 7-9. Ảnh: EPA-EFE

Theo hãng tin Reuters, hiện chưa có tình trạng bạo lực nào được ghi nhận hôm 8-9 mặc dù lực lượng an ninh đã được tăng cường ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Trước đó một ngày, các cuộc biểu tình và giao tranh đã nổ ra giữa quân đội và lực lượng dân tộc thiểu số.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah nói với hãng tin Reuters: "Tất cả các bên phải ưu tiên sự an toàn và lợi ích của người dân Myanmar". Người phát ngôn này cho rằng hỗ trợ nhân đạo chỉ có thể diễn ra nếu tình hình an ninh ở Myanmar được đảm bảo.

Indonesia đã dẫn đầu nỗ lực ở khu vực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Myanmar sau khi quân đội lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 1-2.

Ông Richard Horsey, một chuyên gia về Myanmar tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, cho rằng: "Tuyên bố của NUG đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trên mạng xã hội Myanmar".

Tuy nhiên, ông cho hay hiện chưa rõ liệu các lực lượng đối lập có đủ khả năng leo thang cuộc chiến chống lại quân đội được trang bị tốt hay không và tuyên bố "chiến tranh" của NUG có thể phản tác dụng bởi một số quốc gia khó lòng ủng hộ họ.

Đại sứ Anh tại Myanmar Pete Vowles kêu gọi tất cả các bên tham gia đối thoại. Trong khi các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm gây áp lực cho chính quyền quân sự Myanmar, ASEAN lại đang dẫn đầu các nỗ lực vì một giải pháp ngoại giao.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Mỹ không chấp nhận bạo lực như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay và kêu gọi tất cả các bên duy trì hòa bình.

Trái ngược với hầu hết các nước phương Tây, Trung Quốc đã có đường lối mềm mỏng hơn và cho biết ưu tiên của họ là sự ổn định và không can thiệp chuyện nội bộ của nước láng giềng.

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cảnh báo nếu các nước phương Tây hậu thuẫn quân sự cho các lực lượng chống chính quyền quân sự, điều đó có thể gây ra tình trạng hỗn loạn bạo lực kéo dài tại Myanmar.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo