xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật Bản chia tay kỷ nguyên Abe Shinzo

Cao Lực

Điểm nổi bật nhất dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo, người vừa từ chức chiều 28-8, là kế hoạch hồi sinh nền kinh tế thông qua chương trình đặc biệt "Abenomics"

Ông Abe, thủ tướng cầm quyền không bị gián đoạn lâu nhất lịch sử Nhật Bản, đã tuyên bố từ chức vào chiều 28-8 để điều trị bệnh viêm loét đại tràng mạn tính.

"Tôi không thể làm thủ tướng nếu không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân. Vì thế, tôi quyết định rời khỏi vị trí hiện tại" - Thủ tướng Abe chia sẻ, đồng thời cho biết ông sẽ giữ chức cho đến khi giới lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tiến hành một cuộc bỏ phiếu nội bộ để chọn người kế nhiệm. Sau đó, nhiều khả năng ông sẽ trở thành một nhà lập pháp khi quá trình chuyển giao quyền lực kết thúc.

Tuyên bố trên được Thủ tướng Abe đưa ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên khắp Nhật Bản, khiến GDP nước này giảm xuống mức thấp kỷ lục trong quý II/2020. Theo kết quả khảo sát được mạng truyền hình Japan News Network (JNN) công bố vào đầu tháng 8, tỉ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Abe đã rơi xuống mức thấp kỷ lục 35,4%, với những người chỉ trích nói rằng các chính sách Covid-19 của nhà lãnh đạo 65 tuổi được triển khai quá chậm và không hiệu quả.

Nhật Bản chia tay kỷ nguyên Abe Shinzo - Ảnh 1.

Người dân Nhật Bản theo dõi Thủ tướng Abe Shinzo hôm 28-8 tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe Ảnh: REUTERS

Trong gần 8 năm cầm quyền, không những mang lại sự ổn định cho Nhật Bản, Thủ tướng Abe còn giúp quốc gia này thoát khỏi vòng xoáy giảm phát, củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ và nỗ lực cải thiện các mối quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất Trung Quốc, vốn ở trạng thái thù địch cao nhất trong nhiều thập kỷ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Điểm nổi bật nhất dưới thời Thủ tướng Abe có lẽ là kế hoạch của ông trong việc hồi sinh nền kinh tế trì trệ thông qua chương trình đặc biệt "Abenomics", với 3 mũi nhọn gồm nới lỏng tiền tệ, nới lỏng tài khóa và cải tổ cấu trúc quy mô lớn.

Abenomics đã đạt được một số thành công nhanh chóng. Chẳng hạn như chương trình kích thích khổng lồ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã củng cố niềm tin kinh doanh, góp phần làm đồng yen yếu đi, giúp các công ty xuất khẩu Nhật Bản có thêm lợi nhuận để tăng lương và tạo thêm việc làm cho người lao động.

Các cuộc cải tổ quản trị doanh nghiệp cũng giúp mang về lượng lớn dòng tiền từ nước ngoài cho quốc gia này, nâng tỉ lệ sở hữu của các nhà đầu tư ngoại đối với cổ phiếu niêm yết tại Nhật Bản lên mức cao kỷ lục 31,7% vào năm 2014, so với 28% vào năm 2012. Năm ngoái, con số này là 29,6%.

Tuy nhiên, việc Thủ tướng Abe từ chức trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 9-2021 sẽ để lại nhiều công việc dang dở cho người kế nhiệm. Theo giới chuyên gia, nỗi thất vọng lớn nhất đối với Thủ tướng Abe và nhiều nhà quan sát Nhật Bản là mũi nhọn thứ ba của Abenomics nhằm tái định hình một nền kinh tế gặp khó khăn vì sản xuất thấp, dân số già nhanh chóng và thị trường lao động cứng nhắc đã bị thực tế chứng minh là rất khó thành công.

Theo hãng tin Bloomberg, những ứng viên tiềm năng nhất để thay thế Thủ tướng Abe bao gồm Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga, Bộ trưởng Tài chính Taro Aso và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba - người đang là lựa chọn hàng đầu của cử tri trong các cuộc thăm dò.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo