xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những cậu em trai “khó xử” của bà Clinton

Phạm Nghĩa (Theo Politico)

(NLĐO) – Em trai cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ông Tony Rodham, từng lợi dụng "chiếc bóng" của người chị để yêu cầu cơ quan liên bang cấp visa.

Cựu ngoại trưởng Mỹ dự định công bố kế hoạch tranh cử tổng thống năm 2016 vào ngày 12-4 (giờ địa phương), theo báo The Guardian (Anh). Từng là đệ nhất phu nhân rồi ngoại trưởng và nay là ứng cử viên tiềm năng duy nhất của Đảng Dân chủ, bà Clinton là gương mặt tỏa sáng của gia đình Rodham, trái ngược với các anh em trai của mình.

Theo một báo cáo hồi cuối tháng 3-2015 của Bộ An Ninh Nội địa Mỹ (DHS), vào thời điểm bà Clinton còn làm ngoại trưởng, em trai út của bà là ông Tony Rodham từng đề nghị cơ quan liên bang cấp visa mà không cần xét duyệt.

Một thanh tra của DHS cho biết ông Tony (sinh năm 1954) và Thống đốc Terry McAuliffe của bang Virginia - nhà đầu tư một công ty xe điện có quan hệ làm ăn với công ty của Tony – đã “phàn nàn” với Phó Giám đốc DHS Alejandro Mayorkas, người sau này trở thành Giám đốc Sở Quốc tịch và Di trú Mỹ (CIS), về những rắc rối và chậm trễ trong quy trình xét duyệt visa. Tuy nhiên, báo cáo nói 2 người không có ý định phá vỡ các quy định về visa.

 

Cựu Tổng thống Bill Clinton (giữa) chơi golf với hai em rể Tony và Hugh Rodham tại TP Coral Gables, bang Florida – Mỹ năm 1996. Ảnh: AP

Cựu Tổng thống Bill Clinton (giữa) chơi golf với hai em vợ Tony và Hugh Rodham

tại TP Coral Gables, bang Florida – Mỹ năm 1996. Ảnh: AP

 

Đây chỉ là chuyện nhỏ nếu quay ngược quá khứ trở về năm 1999, khi ông Tony cùng anh trai Hugh Rodham (2 người đều là em trai của bà Clinton) đồng thành lập công ty kinh doanh hạt dẻ từ Cộng hòa Georgia thuộc Liên Xô cũ. Lúc này, ông Bill Clinton đang làm tổng thống Mỹ. Sẽ không có gì đáng nói nếu Tony và Hugh chỉ chú tâm vào công việc kinh doanh nhưng đằng này họ lại kết thân với một đối thủ của ông Eduard A. Shevardnadze, tổng thống Georgia lúc đó đồng thời là đồng minh lâu năm của Mỹ.

Cố vấn an ninh quốc gia Samuel Berger của ông Clinton phải đứng ra can thiệp, kêu gọi 2 anh em nhà Rodham từ bỏ công việc kinh doanh cũng như mối quan hệ gây tranh cãi. Hai người này vẫn nhất mực cho rằng họ chỉ bán hạt dẻ, khiến thư ký báo chí Nhà Trắng Joe Lockhart phải “mắng” thêm một trận.

Sau khi gia đình Clinton rời Nhà Trắng vào năm 2001, Hugh Rodham một lần nữa gây chuyện. Lợi dụng những ảnh hưởng phút cuối của anh rể, ông Hugh nhận 400.000 USD “tiền trà nước” để chạy án cho một tay buôn ma túy cùng một doanh nhân bị kết án tử hình về tội lừa đảo. Bà Clinton cho biết vào thời điểm đó: “Tôi yêu em trai mình. Tôi chỉ rất thất vọng về sai lầm mà nó gây ra”.

Trong gia đình Rodham năng động, bà Hillary luôn được đánh giá cao trong khi anh em bà luôn bị người cha – cũng tên Hugh – chê trách. “Chuyện đó hết sức bình thường. Trong một gia đình tổng thống, thường có hiện tượng “chị tốt thì em xấu” – ông Douglas Wead, cựu trợ lý Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George H.W. Bush, nói.

Là người nghiên cứu về các gia đình tổng thống, ông Wead không giải thích nguyên nhân mà đưa ra giả thuyết: Những “con cừu đen” lớn lên cùng các anh chị em “ngôi sao”. Sự lép vế khiến họ tìm cách thể hiện bản thân, giống như kiểu khoe khoang “Này, tôi buộc xong giày trước anh đấy” hoặc “Hồi lớp ba, tôi được điểm A môn chính tả, còn anh ta chỉ được B- thôi”. “Thỉnh thoảng họ phạm sai lầm vì muốn bắt kịp anh chị em của mình” – ông nói.

Không phải vụ lùm xùm nào của “cừu đen” cũng lôi kéo anh chị em mình vào rắc rối nhưng trong một số trường hợp, các chính trị gia bị liên lụy. Cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon là trường hợp điển hình. Ông có một người em trai tên Donald Nixon - người rất sẵn sàng bán danh tiếng gia đình lấy lợi lộc kinh doanh.

Khi ông Nixon tranh cử tổng thống năm 1960, Donald bị phanh phui chuyện vay 200.000 USD của tỉ phú Howard Hughes năm 1954 để làm ăn nhưng thất bại, sau đó xù nợ. Vụ việc góp phần làm ông Nixon thất cử năm đó, sau đó mất luôn chức thống đốc bang California vào năm 1962.

Khi ông Nixon mới nhậm chức tổng thống, ông yêu cầu Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) theo dõi em trai song 2 cơ quan này từ chối. Cuối cùng, mật vụ Mỹ nhận lệnh theo đuôi và nghe lén điện thoại của ông Donald.

Một trường hợp khác, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cuối những năm 1970 cảm thấy khó xử vì kẻ phá quấy lại chính là em trai mình. Ông Billy Carter bị phát hiện tới Libya 3 lần và có những thỏa thuận mờ ám tại quốc gia này. Một ủy ban của Thượng viện Mỹ sau đó mở cuộc điều tra, buộc ông Carter phải đưa ra tuyên bố: “Tôi e rằng Billy đã nhận tài trợ từ Libya và phải thực hiện nhiệm vụ nào đó. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tôi và Billy trong thời gian tôi còn đương chức”.

Điều tra cho thấy ông Billy nhận lời làm đặc vụ cho Libya để nhận khoản vay 220.000 USD. Nhiều lần gây ra rắc rối và khiến anh trai xấu hổ, Billy rút lui vào hậu trường và mối quan hệ giữa 2 người vẫn tiếp tục dù không mấy suôn sẻ.

Ngay cả cựu Tổng thống Clinton cũng đau đầu vì có một người em trai bất trị. Khi ông Clinton còn làm thống đốc bang Arkansas những năm 1980, người em cùng cha khác mẹ Roger Clinton phải xộ khám vì tội âm mưu phân phối cocaine. Chính ông Clinton ra lệnh tiến hành vụ điều tra này. Khi ông rời Nhà Trắng, một lần nữa Roger bị phát hiện nhận tiền để “chạy ân xá”. Vào năm 2001, Roger bị bắt khi lái xe trong tình trạng say xỉn ở bãi biển Hermosa, bang California.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo