xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những lát cắt cuộc đời Nelson Mandela

H.Bình (Theo CNN, nobelprize.org)

(NLĐO) – Ông Nelson Mandela đã góp phần không nhỏ đưa Nam Phi trở thành quốc gia phát triển nhất lục địa đen hiện nay.

Ông tên đầy đủ là Nelson Rolihlahla Mandela, sinh ra tại Transkei – Nam Phi vào ngày 18-7-1918. Cha ông là Hendry Mphakanyiswa thuộc bộ tộc Tembu.

Ông tham gia đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào năm 1944 và tham gia cuộc chiến chống chính sách phân biệt chủng tộc của đảng Quốc gia của người da trắng lên nắm quyền sau năm 1948. Ông bị đưa ra xét xử vì tội phản quốc giai đoạn 1956-1961 và đã được tuyên bố trắng án trong năm 1961.

img
Ông Mandela sau một phiên xử năm 1958. Ông bị buộc tội phản quốc. Ảnh: AP

img
Ông Mandela và Oliver Tambo (trái) đã mở ra luật cho người da đen đầu tiên ở Nam Phi năm 1952.
Ảnh: Idaf/Clarity Films


img
3 cuộc hôn nhân của ông Mandela: với người vợ đầu Evelyn năm 1944,
người vợ thứ hai Winnie năm 1958 và tình yêu cuối đời Graca Machel

 
Năm 1962 ông bị bắt giữ với tội danh kích động công nhân đình công, rời đất nước mà không có giấy tờ hợp lệ. Tháng 12-1964, ông bị tuyên án tù chung thân vì 4 tội danh phá hoại. Ông đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại đảo Robben.

Sau khi được trả tự do vào ngày 11-2-1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994.

Ông nhận giải Nobel Hòa bình năm 1993, trước khi trở thành Tổng thống Nam Phi. Trong nhiệm kỳ Tổng thống 1994 - 1999, ông thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Đến năm 1999, ông thành lập các Quỹ Nelson Mandela.

img
Ông Mandela cùng người vợ thứ hai Winnie sau khi ra khỏi nhà tù vào ngày 11-2-1990.
Ảnh: Reuters

img
Ông Mandela chia sẻ giải Nobel Hòa bình với cựu Tổng thống Nam Phi F. W. de Klerk
vào ngày 10-12-1993. Ảnh: Reuters
 
img
Lần đầu tiên bỏ phiếu bầu cử năm 1994, ông Mandela gọi đó là "giấc mơ". Ảnh: Reuters

img
Ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nam Phi năm 1994,
trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước này. Ảnh: AP


Năm 2004, ông Mandela rút lui khỏi công chúng. Khi không còn đảm nhận vai trò tổng thống, ông Mandela tiếp tục đóng vai trò tích cực trong nhiều tổ chức xã hội và vì quyền con người. Ông ủng hộ phong trào “Biến đói nghèo thành dĩ vãng” (Make Poverty History), ủng hộ cho Làng trẻ SOS, chiến dịch phòng chống HIV/AIDS, căn bệnh mà đến trên 11% dân chúng Nam Phi (trên 5 triệu người) mắc phải.

Với uy tín lớn lao, ông được mời tham gia những vụ dàn xếp quốc tế rất quan trọng. Điển hình là vụ xử Lockerbie năm 2000, giải quyết tranh chấp liên quan đến chuyến máy bay Pan Am 103 bị quân khủng bố Lybia làm nổ tung tại thành phố Lockerbie, thuộc Scotland của Anh. Một vụ khác đáng chú ý là năm 2007, ông Mandela đã tìm cách thuyết phục Tổng thống Zimbabuwe Robert Mugabe từ bỏ quyền lực trong danh dự để khỏi bị săn đuổi như trường hợp của tướng Augusto Pinochet xứ Chile.

Ngày 25-7-2001, các nhà chức trách thông báo ông bị ung thư tuyến tiền liệt và bắt đầu quá trình điều trị lâu dài. Nhưng bệnh tình không thể cản bước hoạt động của ông. Năm 2007, ông Mandela cùng với Giám mục Desmond Tutu và các nhân vật có uy tín quốc tế như cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, cựu Tổng thống Ireland Mary Robinson… thành lập Nhóm Bô lão (The Elders) để cùng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề cực kỳ khó khăn của thế giới.
 
Tháng 11-2009, Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 18-7 hàng năm là Ngày Quốc tế Nelson Mandela nhằm ghi nhận và vinh danh 67 năm ông đấu tranh cho tự do và chính nghĩa.

img
Ông Mandela chơi đấm bốc từ trẻ (trái) và cầm tượng vàng World Cup trên tay
sau khi Nam Phi được công bố là chủ nhà World Cup 2010

img
Gia đình ông Mandela, tiếc thay, lại đang tranh chấp khối tài sản của ông


Ông đã không xuất hiện trước công chúng kể từ trận chung kết World Cup ở Nam Phi vào tháng 7-2010. Tháng 1-2011, ông nhập viện ở Johannesburg và điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Tháng 12-2012, ông nhập viện vì nhiễm trùng phổi.
 
Đến tháng 6-2013, tưởng chừng bệnh tình đã quật ngã ông nhưng con người của đấu tranh vẫn bám trụ! Nhưng con người không vượt được lẽ tạo hóa, ông vĩnh biệt nhân loại tối 5-12 ở tuổi 95.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo