xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo về bộ tứ kim cương

Laura Walters, cây bút của trang tin tức Newsroom (New Zealand)

Để đối phó sự trỗi dậy ngày càng tăng của Trung Quốc, Mỹ tìm cách tập hợp các đồng minh mạnh mẽ tại khu vực thành một nhóm gọi là "Bộ tứ kim cương".

Với tên gọi chính thức là Đối thoại an ninh bốn bên, nhóm này gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc. Cách đây một năm, Mỹ không còn nói về châu Á - Thái Bình Dương mà chuyển sang sử dụng khái niệm "Ấn Độ - Thái Bình Dương" với mong muốn lôi kéo Ấn Độ vào cuộc chơi.

Trong 12 tháng qua, người ta đã nói nhiều hơn đến một chiến lược an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương cụ thể trong lúc các cuộc hội đàm tập trung nhiều hơn vào hoạt động diễn tập quân sự giữa 4 nước.

Đáng chú ý, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra tại Singapore vào tháng rồi được Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lựa chọn để công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mới của Washington.

Nỗi lo về bộ tứ kim cương - Ảnh 1.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Singapore tháng rồi Ảnh: TWITTER

Cách đây một năm đã xuất hiện một số nỗi lo về sự chuyển đổi từ chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương thời Tổng thống Barack Obama sang chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Những lo lắng này tập trung phần nào vào sự hồi sinh tiềm tàng của "Bộ tứ kim cương", việc sử dụng thuật ngữ "Ấn Độ - Thái Bình Dương" và liệu những diễn biến này có nguy cơ khiến các tổ chức hiện có, như ASEAN và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), bị cho ra rìa hay không.

Một năm sau đó, những nỗi lo như thế vẫn hiện hữu. Một số nước ở châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và dựa vào kiến trúc hiện có, thay vì tạo ra các nhóm độc quyền.

Thuật ngữ "Ấn Độ - Thái Bình Dương" giờ đây dường như không còn gây tranh cãi như trước và ngày càng có nhiều lãnh đạo khu vực sử dụng nó trong những tình huống nhất định. Nói về diễn biến này, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters cho rằng khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương có ý nghĩa đối với một số quốc gia, trong đó có Úc và Ấn Độ, nhờ yếu tố địa lý và lịch sử của họ.

Tuy nhiên, việc thành lập một tổ chức khác bên ngoài ASEAN không phải là chuyện quá cấp bách lúc này, nhất là khi đang tồn tại một hệ thống tốt được tất cả "tay chơi" lớn hỗ trợ và chấp nhận. Ngoài ra, "Bộ tứ kim cương" sẽ không gây lo ngại chừng nào hoạt động của họ diễn ra minh bạch và không mang tính loại trừ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo