xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Núi lửa Nga phun khiến hoàng hôn tím và vụ mùa thất bát toàn cầu

Gia Minh (Theo CNN)

(NLĐO) - Núi lửa Nga có tên Raikoke đã phun trào, thổi tro và khí từ miệng núi rộng 700 mét của nó lên bầu khí quyển đã tạo nên những buổi hoàng hôn tím, thất bát vụ mùa, sông băng chậm tan chảy trên toàn cầu.

Dữ liệu sơ bộ được thu thập cho đến nay cho thấy một số lớp aerosol - hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng, chất khí trong không khí - trong tầng bình lưu của trái đất dày hơn 20 lần so với bình thường sau vụ phun trào- theo thông cáo báo chí của nhóm nghiên cứu vụ nổ Raikoke thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Khí quyển và Không gian, ĐH Colorado Boulder.

Núi lửa Nga phun khiến hoàng hôn tím và vụ mùa thất bát toàn cầu - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu của GS Lars Kalnajs thả một kinh khí cầu tầm cao vào lúc bình minh. Ảnh: CNN

GS Lars Kalnajs, trưởng nhóm nghiên cứu, nói: "Đây là một vụ phun trào núi lửa tương đối nhỏ nhưng nó đủ để tác động đến hầu hết Bắc Bán cầu. Không chỉ là hoàng hôn tím mà còn có những vụ mùa thất bát trên toàn thế giới và các con sông băng ở bang Pennsylvania không tan chảy cho đến hết tháng 6".

Được biết, vụ phun trào của núi Raikoke vào ngày 22-6 khiến các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế có thể nhìn thấy- NASA cho biết trong một tuyên bố.

Sau vụ nổ, các nhà nghiên cứu đã gửi một kinh khí cầu tầm cao để thu thập các mẫu hạt trong tầng bình lưu của trái đất và nhận thấy: "Các hạt này tán xạ ánh sáng mặt trời khi nó đi qua không khí, kết hợp với sự hấp thụ ánh sáng của tầng ozone, mang lại bình minh và hoàng hôn màu tím".

GS Kalnajs cho biết vụ phun trào này không có gì đáng lo ngại nhưng ông cảnh báo rằng chúng ta cần chuẩn bị cho một vụ lớn hơn.

"Một vụ phun trào thực sự lớn sẽ có tác động lớn đến nhân loại"- GS Kalnajs nói. Ông trích dẫn một vụ phun trào trên núi Tambora vào năm 1815 dẫn đến "một năm không có mùa hè" do tro bụi và vật liệu núi lửa tồn tại trong bầu khí quyển. Đó là một lý do tại sao nhóm của ông đang tiến hành nghiên cứu sau vụ phun trào của núi Raikoke.

Núi lửa Nga phun khiến hoàng hôn tím và vụ mùa thất bát toàn cầu - Ảnh 2.

Núi lửa Raikoke phun trào nhìn từ trạm không gian. Ảnh: CNN

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo