xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Putin xoa dịu tình hình Ukraine

LỤC SAN

Các nước vùng Baltic lên kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự sau khi Nga sáp nhập Crimea thuộc Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi điện cho Tổng thống Mỹ Barack Obama bàn bạc về cuộc khủng hoảng Ukraine vào chiều tối 28-3. Đây là lần đầu tiên 2 nhà lãnh đạo trao đổi sau khi Washington và các đồng minh châu Âu áp đặt trừng phạt các quan chức và tổ chức tài chính Nga liên quan đến việc sáp nhập Crimea.

Theo hãng tin Newsru, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin đề xuất với người đồng cấp Mỹ rằng cộng đồng quốc tế có thể xem xét các bước đi chung để xoa dịu tình hình ở Ukraine. Các chi tiết sẽ được ngoại trưởng 2 nước bàn bạc cụ thể.

 

Mỹ cho rằng phía Nga đã điều động 40.000 quân đến khu vực biên giới với UkraineẢnh: FREE BEACON

Mỹ cho rằng phía Nga đã điều động 40.000 quân đến khu vực biên giới với Ukraine

Ảnh: FREE BEACON

 

Nhà Trắng nhấn mạnh chính Tổng thống Putin chủ động gọi điện cho Tổng thống Obama khi ông vừa trở về khách sạn ở Riyadh sau cuộc hội đàm với Quốc vương Abdullah của Ả Rập Saudi.

Trong cuộc điện đàm được một quan chức cấp cao Mỹ đánh giá là “thẳng thắn và trực tiếp”, ông Putin còn cảnh báo về “các phần tử cực đoan ở Ukraine” đang đe dọa thường dân, tổ chức chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Về phần mình, Tổng thống Obama khẳng định con đường ngoại giao vẫn khả thi nếu “Nga rút quân về, không có thêm bước đi xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” - theo Nhà Trắng.

Trả lời phỏng vấn ngày 29-3, Ngoại  trưởng Sergey Lavrov khẳng định Nga hoàn toàn không có ý định cho quân vượt biên giới Ukraine và chia rẽ giữa Moscow với phương Tây đang thu hẹp. Theo ông Lavrov, ưu tiên của Nga là chứng kiến Ukraine thực thi cải cách để tạo ra cơ cấu liên bang và mỗi khu vực có mức độ tự trị riêng.

Trong khi đó, 2 nước Lithuania, Latvia có kế hoạch tăng gấp đôi chi tiêu quân sự trước năm 2020 và Estonia sẽ duy trì ngân sách quốc phòng ở mức cao.

Ba nước vùng Baltic này kỷ niệm 10 năm gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 29-3. Căng thẳng với Nga đã diễn ra từ khi 3 nước này tách khỏi Liên Xô hơn 20 năm trước song lo ngại về an ninh mới dâng cao sau khi Moscow can thiệp vào Crimea.

Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard hôm 27-3 thông báo nước này sẽ đưa 6 chiến đấu cơ F16 đến Latvia, Lithuania và Estonia để giúp tuần tra không phận từ ngày 1-5. Ông Lidegaard xác nhận: “Điều đó chứng tỏ chúng tôi kề vai sát cánh với các nước Baltic và cũng là thông điệp gửi đến Nga rằng NATO đứng sau lưng chúng tôi”. 

 

Trung Quốc trung lập

Tại cuộc họp báo với Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 28-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ không theo phe phương Tây hoặc Nga. Ông nhấn mạnh: “Trung Quốc không có bất cứ quyền lợi nào trong vấn đề Ukraine. Các bên liên quan cần tìm giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc luôn tôn trọng các nguyên tắc quan hệ quốc tế và không can thiệp vào nội bộ các nước”. Tuyên bố này đã làm tiêu tan hy vọng của phương Tây về việc Bắc Kinh có thể tăng thêm áp lực đối với Moscow. Tại cuộc bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án cuộc trưng cầu dân ý của Crimea hôm 15-3, lá phiếu trắng của Trung Quốc đã thực sự cô lập Nga.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo