xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Tập Cận Bình tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc

Hải Ngọc

Theo giới chuyên gia, với việc nắm trong tay quá nhiều quyền lực và trách nhiệm, ông Tập Cận Bình nhất định phải có một cấp phó mà ông tin tưởng hoàn toàn

Quốc hội Trung Quốc hôm 17-3 đã bầu ông Tập Cận Bình tiếp tục làm chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ hai. Đồng thời, Quốc hội Trung Quốc bầu một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Tập - ông Vương Kỳ Sơn - làm phó chủ tịch nước. Ngoài ra, ông Lật Chiến Thư được bầu làm chủ tịch quốc hội khóa mới.

Trong khi ông Tập Cận Bình giành được số phiếu thuận tuyệt đối từ 2.970 đại biểu thì ông Vương Kỳ Sơn cũng chỉ phải nhận 1 phiếu chống. Với kết quả này, ông Tập không chỉ củng cố sức mạnh trong nước mà còn duy trì vị thế nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, theo hãng tin Bloomberg.

Ông Tập Cận Bình tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc - Ảnh 1.

Ông Tập Cận Bình tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ 2018-2023 vào ngày 17-3 Ảnh: BLOOMBERG

Nhân dịp Quốc hội Trung Quốc bầu ra dàn lãnh đạo nhà nước khóa mới ngày 17-3, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Trần Đại Quang đã gửi điện mừng tới Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi điện mừng tới Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gửi điện mừng tới Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn.

Việc mở đường để ông Vương Kỳ Sơn ngồi vào ghế phó chủ tịch nước được xem là phá vỡ truyền thống. Độ tuổi 69 của ông Vương thường bị xem là quá già để đảm nhận một nhiệm kỳ dài 5 năm.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, với việc nắm trong tay quá nhiều quyền lực và trách nhiệm, ông Tập Cận Bình nhất định phải có một cấp phó mà ông tin tưởng hoàn toàn. Hai ông quen biết nhau từ thời bị đưa xuống nông thôn của tỉnh Thiểm Tây trong Cách mạng Văn hóa (1966-1976).

Chuyên gia Yanmei Xie, nhà phân tích chính sách Trung Quốc của Công ty Nghiên cứu Gavekal Dragonomics ở Bắc Kinh, nhận định sự có mặt của ông Vương Kỳ Sơn có thể khiến quyền ra quyết định không còn gói gọn trong Thường vụ Bộ Chính trị (cơ quan quyền lực nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc). Điều này cũng dẫn đến rủi ro bởi có thể xảy ra đụng độ quyền lực với 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Với biệt danh "lính cứu hỏa", ông Vương Kỳ Sơn lâu nay luôn được tin tưởng giao phó xử lý các điểm nóng, từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong những năm 1990 tới đại dịch SARS năm 2003. Sau đó, ông chịu trách nhiệm về vấn đề kinh tế trong các cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Tuy nhiên, phải đến khi trở thành chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật trung ương đảng (CCDI) vào năm 2012, đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng khiến khoảng 1,5 triệu đảng viên bị trừng phạt thì danh tiếng của ông Vương mới được biết đến nhiều nhất. Hiện chưa rõ nhiệm vụ cụ thể của "cánh tay phải" của ông Tập nhưng theo báo Washington Post, nhiều khả năng ông Vương sẽ theo sát mối quan hệ Mỹ - Trung vốn đang sóng gió.

Cũng trong ngày 17-3, Quốc hội Trung Quốc còn bỏ phiếu thông qua kế hoạch cải tổ chính phủ. Trong ngày 18-3, các nhà làm luật dự kiến bỏ phiếu bầu nhiều chức danh cấp cao khác, bao gồm ghế thủ tướng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo