xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Philippines: Biểu tình phản đối vinh danh nhà độc tài Marcos

Cao Lực (Theo BBC)

(NLĐO) – Sự kiện nhà độc tài Philippines Ferdinand Marcos được chôn cất tại Nghĩa trang Anh hùng ở thủ đô Manila đã khiến nhiều người biểu tình phản đối.

Bị trục xuất và phải sống lưu vong năm 1986, ông Marcos qua đời ở Mỹ vào năm 1989. Thi thể ông được đưa về Philippines năm 1993 và sau đó được trưng bày ở TP Batac quê nhà. Ông Marcos bị cáo buộc tra tấn, bắt cóc, giết chết hàng ngàn đối thủ và tham nhũng hàng tỉ USD.


Cựu Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos. Ảnh: Reuters

Cựu Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos. Ảnh: Reuters

Với một bộ phận lớn người Philippines, 20 năm cầm quyền của ông Marcos chính là biểu tượng lạm quyền tồi tệ nhất. Phó Tổng thống Philippines, luật sư nhân quyền Leni Robredo, là một trong những người chỉ trích ông Marcos, thông qua mạng xã hội khẳng định: “Marcos không phải là người hùng”.

Lễ an táng của ông Marcos được bí mật lên kế hoạch và diễn ra bất ngờ vào sáng 18-11 để tránh các cuộc biểu tình phản đối.

Việc chôn cất ông Marcos một cách âm thầm đã khiến nhiều người nổi giận. Nhà hoạt động Bonifacio Ilagan, người từng bị tra tấn dưới thời ông Marcos, khẳng định với hãng tin AP rằng cựu lãnh đạo được chôn cất “như một tên trộm trong đêm”.


Lễ an táng ông Marcos được tổ chức bất ngờ vào sáng 18-11. Ảnh: Reuters

Lễ an táng ông Marcos được tổ chức bất ngờ vào sáng 18-11. Ảnh: Reuters


Ông Marcos gây chia rẽ sâu sắc tại Philippines. Ảnh: Reuters

Ông Marcos gây chia rẽ sâu sắc tại Philippines. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, con gái cả của ông Marcos - bà Imee Marcos, hiện là thống đốc bang Ilocos Norte quê nhà, cảm ơn Tổng thống Rodrigo Duterte vì cho phép lễ an táng diễn ra.

Hồi tháng 8, Tổng thống Duterte, người được các thành viên gia đình Marcos ủng hộ trong chiến dịch tranh cử, đã cho phép tổ chức an táng thi thể ông này. Ông Duterte gọi ông Marcos là “một người lính Philippines”. Đến tháng 11, Tòa án Tối cao Philippines thông qua việc này.

Theo cảnh sát, việc an táng diễn ra "đơn giản" và "mang tính gia đình". Tuy vậy, cựu lãnh đạo lại được đối xử trang trọng với nghi thức bắn 21 phát súng của quân đội.


Với nhiều người Philippines, ông Marcos không phải là người hùng. Ảnh: Reuters

Với nhiều người Philippines, ông Marcos không phải là người hùng. Ảnh: Reuters


Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ông Marcos và vợ, bà Imelda Marcos, lãnh đạo Philippines trong 20 năm. Trong thời gian này, Philippines được đặt dưới thiết quân luật. Năm 1986, hơn 1 triệu người xuống đường tham gia cuộc biểu tình “Cách mạng Quyền lực Nhân dân” lật đổ cặp vợ chồng này.

Mặc dù vậy, gia đình ông sau một thời gian lưu vong đã trở lại Philippines và tiếp tục cuộc đời chính trị. Họ khẳng định thời kỳ cầm quyền của ông Marcos là một giai đoạn an ninh, trật tự và có nhiều dự án lớn.

Con trai ông Marcos, Ferdinand "Bong Bong" Marcos Jnr, đã về nhì trong cuộc đua giành chức phó tổng thống hồi tháng 5 qua. Người này nói với BBC rằng danh tiếng của cha ông đã giúp đỡ chiến dịch tranh cử của ông.


Một người biểu tình đốt hình ông Marcos. Ảnh: Reuters

Một người biểu tình đốt hình ông Marcos. Ảnh: Reuters

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo