xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rác cản đường du lịch không gian

LỤC SAN

Quỹ đạo tầng thấp quanh trái đất đã trở thành môi trường ngày càng khó khăn và tốn kém đối với các công ty thương mại

Công ty Công nghệ Thám hiểm không gian SpaceX (Mỹ) ngày 28-2 thông báo kế hoạch đưa 2 công dân du hành quanh mặt trăng vào cuối năm 2018.

Triển vọng rộng mở

Đây sẽ là lần đầu tiên con người đi sâu vào không gian trong vòng 45 năm qua kể từ sau sứ mệnh Apollo cuối cùng năm 1972. “Giống như các nhà du hành trên tàu vũ trụ Apollo, các cá nhân này sẽ thực hiện chuyến du hành vào không gian mang theo hy vọng và ước mơ của toàn thể nhân loại” - thông báo của SpaceX cho biết.

Ông Elon Musk, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập SpaceX, xác nhận 2 du khách trên đã “đặt cọc số tiền đáng kể” cho chuyến du hành kéo dài khoảng 1 tuần gần bề mặt mặt trăng. Hai người sẽ trải nghiệm hành trình dài khoảng 480.000-640.000 km. Trước khi lên đường, họ phải trải qua các cuộc kiểm tra thể lực và bắt đầu tập luyện vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, khi trao đổi với báo giới, ông Musk từ chối cung cấp danh tính của khách hàng cũng như số tiền họ bỏ ra. Dù vậy, ông tiết lộ khoản tiền này có thể so sánh được với chi phí đưa các nhà du hành vũ trụ lên Trạm Không gian quốc tế (ISS). Theo báo The Guardian, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang chi trả cho Cơ quan Không gian của Nga (Roscosmos) khoảng 70 triệu USD/người để đưa phi hành gia lên ISS.

Tàu vũ trụ Dragon Ảnh: SPACEX
Tàu vũ trụ Dragon Ảnh: SPACEX

Cũng theo SpaceX, cuối năm nay, công ty dự kiến phóng tàu vũ trụ Dragon 2 lên ISS, theo chế độ tự động và không chở theo người. Đây là một phần chương trình “phi hành đoàn thương mại” của NASA. Chuyến bay tiếp theo dự kiến có phi hành đoàn và diễn ra trong quý II/2018. “SpaceX đã ký hợp đồng mỗi năm thực hiện trung bình 4 chuyến bay Dragon 2 lên ISS, trong đó 3 chuyến chở hàng và 1 chuyến chở người” - thông báo của công ty nói thêm.

Tiềm năng kiếm tiền

Không chịu thua, công ty thám hiểm không gian Blue Origins, đối thủ của SpaceX, cũng thông báo kế hoạch đưa người và hàng hóa lên quỹ đạo tầng thấp quanh trái đất bằng tên lửa đẩy có thể sử dụng lại. Tuy nhiên, tham vọng thương mại hóa không gian của những công ty như SpaceX, Blue Origins đang đối mặt trở ngại không nhỏ từ các mảnh vỡ tên lửa và vệ tinh bay lượn trên quỹ đạo - được gọi là rác vũ trụ.

Theo trang Bloomberg, quỹ đạo tầng thấp quanh trái đất nhanh chóng trở thành nơi “trú ẩn” của nhiều loại rác vũ trụ trong thập kỷ qua, từ đó trở thành môi trường ngày càng khó khăn và tốn kém đối với các công ty thương mại. Vào tháng 1-2007, chính phủ Trung Quốc phá hủy vệ tinh thời tiết “già nua” trong một vụ thử tên lửa, tạo ra khoảng 2.500 mảnh vỡ mới. Tháng 2-2009, vụ va chạm giữa vệ tinh Cosmos “đã chết” của Nga và một vệ tinh viễn thông cũng đã tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn nữa trên quỹ đạo.

Một mối đe dọa khác đến từ vệ tinh quan sát trái đất Envisat của Cơ quan Không gian châu Âu. Vệ tinh nặng 8 tấn này ngừng hoạt động vào tháng 4-2012, đe dọa tạo ra nhiều mảnh vỡ khác nếu xảy ra va chạm.Vệ tinh dự kiến bay quanh quỹ đạo trong khoảng 150 năm trước khi rơi vào bầu khí quyển. Trong bối cảnh đó, quân đội Mỹ hiện theo dõi khoảng 20.000 vật thể bay trên quỹ đạo qua radar và duy trì một cơ sở dữ liệu công khai mà các nhà vận hành vệ tinh cũng như các đơn vị khác có thể tham khảo.

Không lực Mỹ cũng cảnh báo các nhà vận hành vệ tinh về các vụ va chạm tiềm tàng, trong lúc ký hợp đồng với Công ty Lockheed Martin thiết lập hệ thống radar thế hệ mới trị giá 1 tỉ USD, có khả năng theo dõi đến 200.000 vật thể.

Ngay cả một số doanh nghiệp cũng nhận thấy cơ hội kiếm tiền thông qua việc giúp theo dõi rác vũ trụ. Chẳng hạn, Công ty Leo Labs (Mỹ) hôm 27-2 đã khánh thành trung tâm radar thứ 2 ở TP Midland, bang Texas, theo sau cơ sở đầu tiên ở bang Alaska. Trước mắt, 2 trung tâm radar đầu tiên có thể theo dõi đến 95% trong số 13.000 vật thể lớn ở quỹ đạo tầng thấp quanh trái đất mà Bộ Quốc phòng Mỹ đang giám sát. Công ty này đặt mục tiêu mở 6 cơ sở như thế trong thời gian tới, qua đó mở rộng số lượng vật thể theo dõi lên 250.000.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo