xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sau thượng đỉnh Hàn - Triều là gì?

XUÂN MAI (lược dịch theo tờ The New York Times)

Khi nói về phi hạt nhân hóa hoàn toàn, Triều Tiên thường muốn Mỹ phải chấm dứt liên minh quân sự với Hàn Quốc và sau đó, Bình Nhưỡng sẽ không cần vũ khí hạt nhân để tự vệ

Khi ông Kim Jong-un đặt chân lên lãnh thổ Hàn Quốc cuối tuần rồi, ông là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên làm điều này. Ông đang nhắm đến việc thoát khỏi các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế, cải thiện kinh tế trong lúc vẫn giữ được kho vũ khí hạt nhân và tiếp tục là tâm điểm của thế giới.

Việc siết chặt trừng phạt và những lời lẽ hiếu chiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump thực sự đã làm thay đổi cục diện. Tất cả điều này nhằm đe dọa ông Kim nhưng cũng khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lo ngại, từ đó thúc đẩy ông thực hiện thành công ngoại giao Thế vận hội, đặt nền tảng cho hội nghị thượng đỉnh giữa 2 miền.

Tiến triển này được duy trì khi ông Kim Jong-un thăm Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và lên kế hoạch gặp ông chủ Nhà Trắng. 

Cả hai cuộc gặp này đều là mục tiêu lâu nay của Bình Nhưỡng. Còn tại hội nghị hôm 27-4, hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên thông qua tuyên bố với những cam kết như "không để chiến tranh xảy ra nữa", "một kỷ nguyên hòa bình mới" và "phi hạt nhân hóa toàn diện".

Sau thượng đỉnh Hàn - Triều là gì? - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chia tay sau cuộc gặp hôm 27-4. Ảnh: REUTERS

Đây là diễn biến hứa hẹn nhưng sự hoài nghi vẫn còn đó. Các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên từng ký những thỏa thuận hòa bình lớn vào năm 2000 và 2007 nhưng chúng đều không có hiệu lực lâu dài. 

Vào năm 2012, Triều Tiên đồng ý không thử tên lửa nhưng vài tuần sau đã tiến hành một vụ thử tên lửa mà họ gọi là phóng vệ tinh.

Khi nói về phi hạt nhân hóa hoàn toàn, Triều Tiên thường muốn Mỹ phải chấm dứt liên minh quân sự với Hàn Quốc và sau đó, Bình Nhưỡng sẽ không cần vũ khí hạt nhân để tự vệ. 

Thế nhưng, Washington không từ bỏ Seoul và Bình Nhưỡng đã theo đuổi vũ khí hạt nhân từ những năm 1950 nên ít có chuyên gia nào nghĩ rằng Triều Tiên thật sự chịu từ bỏ kho vũ khí này.

Một quan chức ngoại giao Triều Tiên gần đây nói Libya đã từ bỏ chương trình hạt nhân và kết quả là chính quyền của Đại tá Muammar Gaddafi bị lật đổ. 

Tương tự, chính quyền cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein thiếu sự răn đe hạt nhân nên bị Mỹ lật đổ. Vì thế, Triều Tiên sẽ không phạm sai lầm tương tự.

Hơn nữa, khả năng Triều Tiên chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân lúc này càng thấp hơn sau khi chứng kiến ông Trump sẵn sàng hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran. 

Kế hoạch của ông Kim Jong-un dường như là ký cam kết phi hạt nhân hóa nhưng để chi tiết cụ thể được bàn bạc trong các cuộc đàm phán tiếp theo vì biết rằng chúng sẽ không được thực hiện đầy đủ cũng như sẽ không bao giờ có những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt. Có lẽ Triều Tiên không thành thật nhưng ít nhất điều này cũng giúp Bình Nhưỡng và Washington tránh bị đẩy đến bờ vực chiến tranh.

Cả hai ông Donald Trump và Kim Jong-un đều muốn gặp nhau. Vì thế, có thể kỳ vọng Triều Tiên sẽ trao trả 3 công dân Mỹ trong những tuần tới và đưa ra các tuyên bố xoa dịu căng thẳng. Hai nhà lãnh đạo này sẽ thể hiện bản thân là những người kiến tạo hòa bình lịch sử khi ký tuyên bố chung kêu gọi hòa bình, phi hạt nhân hóa và đưa ra lịch trình cụ thể nào đó. Các phụ tá của ông Trump sau đó sẽ nói ông xứng đáng được nhận giải Nobel Hòa bình hơn người tiền nhiệm Barack Obama.

Trong lúc này, Triều Tiên có khả năng hoãn tất cả vụ thử hạt nhân và tên lửa, dừng sản xuất plutoni tại các lò phản ứng ở Yongbyon (Bình Nhưỡng cũng có thể tuyên bố ngừng làm giàu urani nhưng rất khó để kiểm chứng). 

Đổi lại, Trung Quốc cũng như Hàn Quốc sẽ âm thầm nới lỏng các biện pháp trừng phạt và ông Kim sẽ đạt được những gì mong muốn lâu nay - được xem là nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới và là người đứng đầu một quốc gia hạt nhân trên thực tế.

Cả hai ông Kim Jong-un và Donald Trump đều hưởng lợi về mặt chính trị từ kịch bản đó và thế giới nhìn chung cũng thế. Những người theo đường lối cứng rắn sẽ phàn nàn họ đang bị "dắt mũi" và Triều Tiên không từ bỏ vũ khí hạt nhân theo cách có thể kiểm chứng được. Điều này có thể đúng nhưng vẫn tốt hơn là chiến tranh.

Câu hỏi đặt ra là mọi chuyện sẽ khép lại thế nào? Kế hoạch của phương Tây là tiếp tục "câu giờ" cho đến khi chính quyền Triều Tiên tự sụp đổ. Đây là một kết cục có thể xảy ra nhưng nên nhớ, Mỹ từng lên kế hoạch như thế trong lúc đàm phán thỏa thuận hạt nhân năm 1994. Thực tế hiện nay cho thấy không nên đưa ra dự báo về thời điểm sụp đổ của chính quyền ông Kim Jong-un.

Được nói đến gần đây là giải pháp "đóng băng kép": Triều Tiên ngừng các chương trình vũ khí để đổi lấy việc Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận chung. Triều Tiên và Trung Quốc từng đưa ra đề xuất này nhưng bị ông Donald Trump bác bỏ. Dù vậy, những gì diễn ra cho thấy viễn cảnh về một hướng đi rời xa chiến tranh và ngay cả những người hoài nghi cũng nên thấy an ủi vì điều này. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo