xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Solomon đòi hủy hợp đồng thuê đảo dài hạn của Trung Quốc

Xuân Mai (Theo Reuters)

(NLĐO) – Chính phủ quần đảo Solomon cho biết hợp đồng cho thuê toàn bộ đảo Tulagi - được ký kết giữa một tỉnh nước này với công ty Trung Quốc - là bất hợp pháp và cần chấm dứt ngay.

Chi tiết về hợp đồng thuê dài hạn gây tranh cãi giữa tỉnh miền Trung của Solomon và Tập đoàn China Sam Enterprise được công bố ngay sau khi quốc đảo ở Thái Bình Dương này chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Bắc Kinh vào tháng 9, dẫn đến sự chỉ trích mạnh mẽ từ Mỹ.

Tập đoàn China Sam Enterprise, có trụ sở tại Bắc Kinh, là tập đoàn công nghệ, đầu tư và năng lượng được thành lập vào năm 1985 với hình thức là một doanh nghiệp nhà nước.

Solomon đòi hủy hợp đồng thuê đảo dài hạn của Trung Quốc - Ảnh 1.

Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare gặp người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Trung Quốc đầu tháng 10. Ảnh: AP

Bộ trưởng Tư pháp Solomon John Muria cho rằng tỉnh miền Trung và công ty Trung Quốc nói trên đạt được thỏa thuận như thế là bất hợp pháp vì không có sự tham gia của chính phủ.

Ông Muria hôm 24-10 cho rằng: "Thỏa thuận không được văn phòng của Bộ Tư pháp xem xét trước khi ký. Thỏa thuận này bất hợp pháp, không thể thực thi và phải chấm dứt hiệu lực ngay lập tức".

Thỏa thuận của tập đoàn Trung Quốc có hiệu lực từ hôm 22-9 chủ yếu cung cấp điện trên phạm vi rộng để phát triển cơ sở hạ tầng trên Tulagi và các đảo xung quanh. Tulagi là một hòn đảo quan trọng từng là nơi đồn trú của căn cứ Mỹ trong Thế chiến thứ 2 và là thủ đô cũ của Solomon.

Trong khi đó, thủ hiến tỉnh miền Trung Stanley Manetiva, người ký kết thỏa thuận với công ty Trung Quốc, vẫn chưa đưa ra bình luận về vấn đề này. Trong tuyên bố trên trang web, tập đoàn China Sam Enterprise cho biết đại diện của họ đã gặp Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare vào đầu tháng 10 trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc.

Trung Quốc trong những năm gần đây đã mở rộng ảnh hưởng tài chính và chính trị ở Thái Bình Dương, nơi từng là thành trì ngoại giao của Mỹ và các đồng minh khu vực kể từ Thế chiến thứ hai. Hồi tháng 9, quần đảo Solomon và Kiribati cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan quay sang gần gũi với Trung Quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo