xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tham vọng đưa nước từ Tây Tạng đến Tân Cương

Thu Hằng

Các kỹ sư Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ có thể sử dụng để xây đường hầm dài 1.000 km nhằm đưa nước từ Tây Tạng đến Tân Cương.

Báo The South China Morning Post hôm 30-10 dẫn lời các chuyên gia liên quan tới dự án đường hầm dài nhất thế giới này cho biết kế hoạch sẽ biến Tân Cương thành vùng đất bùng nổ như California của Mỹ, nước sẽ được đưa xuống từ cao nguyên cao nhất thế giới.

Hiện đường hầm dài nhất ở Trung Quốc là đường dẫn nước Dahuofang dài 85 km, được xây dựng 8 năm trước ở tỉnh Liêu Ninh. Trong khi đó, đường hầm dài nhất thế giới là đường dẫn nước dài 137 km chạy bên dưới TP New York (Mỹ).

Từ tháng 8, chính quyền Trung Quốc đã bắt tay vào xây dựng một đường hầm dự kiến dài hơn 600 km ở miền Trung tỉnh Vân Nam. Với hơn 60 phân đoạn, cùng chiều rộng đủ cho 2 chuyến tàu cao tốc đi qua, đường hầm có vốn đầu tư 11,7 tỉ USD này sẽ chạy qua những ngọn núi cao vài ngàn mét so với mực nước biển nằm trên một khu vực địa chất không ổn định.

Tham vọng đưa nước từ Tây Tạng đến Tân Cương - Ảnh 1.

Ấn Độ từng nhiều lần phản đối Trung Quốc xây đập trên sông Brahmaputra Ảnh: AP

Các nhà nghiên cứu nói rằng đường hầm Vân Nam sẽ là "phép thử" cho công nghệ và phương pháp kỹ thuật cũng như thiết bị mới cần thiết cho đường hầm Tây Tạng - Tân Cương.

Đường hầm Tây Tạng - Tân Cương sẽ làm đổi hướng dòng chảy của sông Yarlung Tsangpo ở phía Nam Tây Tạng, vốn chảy vào sông Brahmaputra khi vào Ấn Độ, để mang nước về sa mạc Taklimakan ở Tân Cương.

Cao nguyên Tây Tạng cản gió mùa Ấn Độ Dương đến với Tân Cương. Với sa mạc Gobi ở phía Bắc, thêm sa mạc Taklimakan nằm phía Nam, 90% diện tích của Tân Cương không "chào đón" con người sinh sống. Thế nhưng, sa mạc Taklimakan lại nằm ngay dưới chân cao nguyên Tây Tạng, vốn được coi là tháp nước của châu Á. Mỗi năm, hơn 400 tỉ tấn nước từ cao nguyên này mang lại nguồn nước cho nhiều con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Mekong và sông Hằng.

Ý định đưa nước từ Tây Tạng về Tân Cương đã có từ thời nhà Thanh vào thế kỷ XIX. Những thập kỷ gần đây, các cơ quan chính quyền của Trung Quốc đã đề xuất nhiều kế hoạch xây dựng đập, máy bơm và đường hầm cực lớn.

Tuy nhiên, cảnh báo về hệ quả của dự án này, nhà nghiên cứu Lobsang Yangtso thuộc Tổ chức Mạng lưới Tây Tạng quốc tế cho biết cao nguyên Tây Tạng sẽ phải chứng kiến sự biến đổi khí hậu lớn với các cuộc khủng hoảng nước ở nhiều nơi thuộc vùng Himalaya.

"Đây cũng là vùng dễ xảy ra động đất và từ đó có thể dẫn tới thảm họa lớn" - bà Yangtso nói, đồng thời nhấn mạnh bất cứ dự án nào thay đổi dòng nước từ con sông thượng nguồn Brahmaputra sẽ chọc giận cả Ấn Độ và Bangladesh bởi đây là nguồn nước chính của cả Đông Bắc Ấn Độ và Bangladesh. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo