xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tham vọng thành trung tâm sản xuất vắc-xin Covid-19

Huệ Bình

Indonesia, Hàn Quốc đang dồn sức vào lĩnh vực sản xuất vắc-xin Covid-19 để bắt kịp các nhà sản xuất vắc-xin lớn, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ trong 5 năm tới.

Indonesia đang đàm phán với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như 6 công ty dược phẩm khác để trở thành trung tâm sản xuất vắc-xin công nghệ mRNA toàn cầu.

Trong lần đầu tiên trình bày về chiến lược đầy tham vọng, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin hôm 15-9 cho biết nước này sẽ khởi động sáng kiến bằng cách ưu tiên mua vắc-xin ngừa Covid-19 từ các công ty chia sẻ công nghệ và lập cơ sở hoạt động ở Indonesia.

Trước đó, Bộ trưởng Budi trực tiếp vận động Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong chuyến thăm châu Âu đầu tháng 9.

Về phía WHO, cơ quan này cho biết Indonesia là một trong 25 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình quan tâm đến việc trở thành trung tâm vắc-xin toàn cầu. Tuy nhiên, người phát ngôn WHO từ chối cho biết Indonesia có phải là ứng viên hàng đầu hay không.

Theo Reuters, các trung tâm chuyển giao công nghệ mới là một phần trong chiến lược của WHO về phân phối vắc-xin rộng rãi hơn trên toàn cầu và xây dựng năng lực ở các nước đang phát triển, nhằm sản xuất vắc-xin thế hệ mới như vắc-xin mRNA của hãng dược Moderna và Pfizer, giúp ứng phó các biến thể Covid-19.

Tham vọng thành trung tâm sản xuất vắc-xin Covid-19 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cầm lọ vắc-xin AstraZeneca dùng trong chương trình tiêm chủng ở TP Surabaya. Ảnh: REUTERS

Hồi tháng 8, Hàn Quốc tuyên bố sẽ đầu tư 1,9 tỉ USD vào lĩnh vực sản xuất vắc-xin. Tổng thống Moon Jae-in đưa ra cam kết này trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất vắc-xin, giúp thu hẹp khoảng cách thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, điều đang khiến các quốc gia nghèo phải chật vật tìm cách tiếp cận vắc-xin.

Theo đó, Hàn Quốc sẽ đài thọ cho đội ngũ gồm 200 nhà khoa học y tế, 10.000 chuyên gia thử nghiệm lâm sàng và 2.000 nhân viên sản xuất sinh học để thực hiện kế hoạch đầy tham vọng này. Chính phủ Hàn Quốc hy vọng sẽ có thể ra mắt vắc-xin Covid-19 do Hàn Quốc sản xuất vào nửa đầu năm 2022.

Theo tờ South China Morning Post, giáo sư Lee Hoanjong tại Bệnh viện Nhi đồng Đại học Quốc gia Seoul đánh giá cao tính khả thi của kế hoạch bởi Hàn Quốc có cơ sở sản xuất tốt cũng như nhiều kỹ sư và nhân viên sinh học được đào tạo bài bản.

Hàn Quốc là nhà sản xuất dược phẩm y sinh lớn thứ 2 thế giới và là quê hương của các nhà sản xuất thuốc toàn cầu như Samsung Biologics và SK Bioscience. Tuy nhiên, giáo sư Kim Woo-joo của Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Guro Hàn Quốc nghĩ rằng kế hoạch cạnh tranh với các nhà phát triển vắc-xin lớn vào năm 2025 dường như "quá tham vọng".

Trong cuộc chạy đua sản xuất vắc-xin Covid-19, Ấn Độ có thể sẽ sớm xuất khẩu vắc-xin trở lại trong vài tháng tới, gieo hy vọng cho nguồn cung toàn cầu. Căn cứ cho viễn cảnh đó là sản lượng vắc-xin tăng vọt khi Ấn Độ đã tiêm ít nhất một liều cho hơn một nửa dân số trưởng thành.

Cụ thể, Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới - đang sản xuất khoảng 150 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng AstraZeneca mỗi tháng, tăng hơn gấp đôi so với 65 triệu liều hồi tháng 4.

Không chỉ thế, Bharat Biotech - nhà sản xuất Covaxin (vắc-xin Covid-19 nội đầu tiên của Ấn Độ) - đã khánh thành nhà máy có công suất 10 triệu liều/tháng. Hãng dược Bharat Biotech cho biết mục tiêu là sản xuất 1 tỉ liều vắc-xin Covaxin/năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo