xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế giới Ả Rập liên minh

LỤC SAN

Dù cần Nga để đạt được một thỏa thuận ngoại giao ở Syria song phương Tây khó lòng hợp tác với Moscow trên chiến trường

Ả Rập Saudi ngày 15-12 thông báo thành lập liên minh quân sự Hồi giáo chống khủng bố, bao gồm 34 quốc gia có đa số người Hồi giáo sinh sống như Ai Cập, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Pakistan…

Kế hoạch thiếu cụ thể

Tại cuộc họp báo cùng ngày, hoàng tử Mohammed bin Salman, Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi, tuyên bố liên minh này sẽ chống khủng bố ở Iraq, Syria, Libya, Ai Cập và Afghanistan. Trung tâm điều hành chung đặt ở Riyadh, thủ đô Ả Rập Saudi.

Lâu nay, Mỹ lặp đi lặp lại rằng các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh cần hành động nhiều hơn để trợ giúp chiến dịch quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria. Nhiều nhà phân tích cũng chỉ ra để tiêu diệt được IS cần có lực lượng Sunni trong khu vực - dẫn đầu là Ả Rập Saudi - bên cạnh quân đội nước ngoài và các thành phần tôn giáo khác.

“Sẽ có hợp tác với các hoạt động của các cường quốc và tổ chức quốc tế ở Syria cũng như Iraq. Các chiến dịch phải có sự phối hợp với quân đội tại chỗ và cộng đồng quốc tế” - hoàng tử bin Salman phát biểu kèm theo khẳng định liên minh sẽ đương đầu với cả IS lẫn các tổ chức khủng bố khác. Tuy nhiên, theo Reuters, ông này đưa ra quá ít chỉ dẫn cụ thể về hợp tác quân sự giữa các thành viên, dẫn đến nghi vấn về tính hiệu quả của liên minh.

Một điểm đáng chú ý, trong danh sách các nước tham gia liên minh không có Iran - đối thủ Shiite cạnh tranh ảnh hưởng với Ả Rập Saudi trong thế giới Ả Rập, từ Syria đến Yemen.

Chín tháng qua, Ả Rập Saudi và các nước láng giềng vùng Vịnh đã nhảy vào cuộc chiến với phiến quân Houthi - đồng minh của Iran - ở Yemen. Cũng vì cuộc chiến này mà các nước Ả Rập rút lui dần khỏi liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu trong khi máy bay phương Tây dồn dập không kích ở Syria và Iraq.

Theo đài CNN, hiện Ả Rập Saudi và UAE chỉ không kích IS cầm chừng, còn Bahrain và Jordan đã ngừng triển khai máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, với việc chế độ ngừng bắn có hiệu lực ở Yemen từ 12 giờ ngày 15-12, thông báo thành lập liên minh có thể báo hiệu một sự đổi ý của Riyadh.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tại cuộc họp báo hôm 15-12 Ảnh: REUTERS
Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tại cuộc họp báo hôm 15-12 Ảnh: REUTERS

 

Nga - Mỹ khó hợp tác?

Phát biểu tại Lầu Năm Góc ngày 14-12, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ đang tấn công IS dữ dội hơn bao giờ hết, với số lượng cuộc không kích trong tháng 11-2015 nhiều hơn so với tất cả các tháng trước. Theo AP, Tổng thống Obama thừa nhận tiến bộ trong cuộc chiến chống IS quá chậm, trong khi IS đã vươn vòi ra bên ngoài Trung Đông.

Các nhà phê bình cho rằng lời lẽ của nhà lãnh đạo Mỹ nghe có vẻ quen thuộc nhưng chúng chứa đựng sự thất vọng nhất định. Lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ, ông Kevin McKathy, nhận định: “Rõ ràng là chiến lược hiện nay của tổng thống không có tác dụng. Không những không bị kiềm chế - chứ đừng nói đến việc bị đánh bại- IS đang mở rộng tầm với khủng bố của chúng xa hơn bao giờ hết”.

Theo báo The Wall Street Journal, các nhà ngoại giao Mỹ đều nhấn mạnh để đẩy lùi IS, cần có một giải pháp chính trị về tương lai của Syria và nhất định phải có Nga tham gia.

Hôm 15-12, tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ở Moscow, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Mỹ và Nga có thể hợp tác cách hiệu quả bất chấp nhiều bất đồng, một trong số đó là số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Hiện Nga và các nước phương Tây đang nỗ lực dàn xếp cuộc đàm phán đầu tiên giữa chính quyền Syria với các nhóm đối lập và nổi dậy vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, nỗ lực tìm tiếng nói chung về mặt ngoại giao không khiến cho sự hợp tác trên chiến trường dễ dàng hơn.

Báo The Wall Street Journal dẫn lời giới chức quân sự Mỹ và châu Âu nhận định chiến thuật của Nga ở Syria khác biệt đến mức các bên khó lòng bắt tay nhau. Chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu ném bom tập trung một khu vực rồi mới tiến dần sang phía Đông để đẩy lùi dần IS. Ngược lại, máy bay Nga không kích trên diện rộng cùng một lúc.

Chưa hết, phối hợp với Nga cũng đồng nghĩa với việc phải cho nước này thâm nhập Trung tâm Phối hợp điều hành bay của chiến dịch, nơi chia sẻ nhiều chiến thuật và kỹ thuật quân sự bí mật của Mỹ.

 

“Soi” mạng xã hội để xét thị thực

Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) đang xem xét kế hoạch tăng cường kiểm tra các nội dung đăng tải trên mạng xã hội trong quá trình cấp thị thực.

Động thái trên diễn ra sau khi Tashfeen Malik, một trong 2 nghi phạm gây ra vụ xả súng ở TP San Bernardino - bang California hai tuần trước, từng tuyên bố trung thành với thủ lĩnh IS trên Facebook vào đúng ngày xả súng. Tashfeen Malik đã có tư tưởng cực đoan trước khi được cấp thị thực dạng hôn thê vào Mỹ năm 2014. Theo báo The Wall Street Journal, không chỉ DHS, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đang cân nhắc bước đi này do IS và các nhóm khủng bố khác đẩy mạnh sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với những kẻ ủng hộ.

Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội trong tiến trình cấp thị thực đặt ra vô số thách thức. Trước hết, DHS phải chọn ra các quốc gia bị xem là có nguy cơ cao (như Syria hoặc Yemen), tiếp đó là cần đến những nhân viên dịch thuật có thể phân biệt được đâu là đe dọa thật sự. Khó khăn hơn, nhiều tài khoản mạng xã hội cài đặt quyền riêng tư nên có thể cản trở sự giám sát của chính phủ. Trước thông tin này, phát ngôn viên mạng xã hội Facebook cho biết công ty sẽ cung cấp thông tin cho cơ quan thực thi pháp luật ngay khi phát hiện những mối đe dọa sắp xảy ra hay một kế hoạch khủng bố nào đó.

Chính quyền Mỹ đang xây dựng một chiến lược toàn diện để đối phó với việc khủng bố lợi dụng mạng xã hội. Đến nay, các lực lượng thực thi pháp luật và chống khủng bố Mỹ vẫn tham khảo thông tin trên mạng xã hội để quyết định liệt ai vào danh sách cấm bay.

Xuân Mai

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo