xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế giới chống chìm

HUỆ BÌNH

Quốc hội Mỹ phớt lờ lời kêu gọi giúp đỡ của chính quyền nhiều địa phương bị nước biển đe dọa

Đảo quốc Kiribati ở Thái Bình Dương có lẽ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bị xóa sổ do biến đổi khí hậu.

Tị nạn vì khí hậu

Đất nước này hiện ngập càng sâu mỗi khi nước biển dâng. Người dân trên đảo tin rằng nước biển sẽ nhấn chìm đất liền trong chưa đầy một thế hệ nữa. Đứng trước nguy cơ diệt vong, cựu Tổng thống Anote Tong có những bước chuẩn bị cụ thể để bảo đảm 100.000 cư dân Kiribati không lâm vào cảnh vô gia cư một khi quê nhà chìm trong nước biển. Cụ thể, ông đã mua 2.428 ha đất trên đảo quốc Fiji để những người Kiribati có thể di cư tới đó và mỗi năm sẽ tái định cư 75 công dân tới New Zealand. Tuy nhiên, để những người tha hương vẫn có một chốn tinh thần hướng vọng về, vị tổng thống từng nắm quyền 3 nhiệm kỳ ở Kiribati này đề nghị đầu tư nâng cao một trong các hòn đảo của họ để dành cho thế hệ con cháu sau này.

Nói với kênh Vice News (Mỹ), ông cho biết tất cả những gì mình làm hầu mong khi ngày tồi tệ nhất xảy ra, người dân Kiribati không phải trở thành người tị nạn vì khí hậu và lâm cảnh khốn khó như khủng hoảng di cư diễn ra ở châu Âu. Theo dự báo của ông Tong, Kiribati còn khoảng 30-50 năm tồn tại nữa. Để “câu giờ”, Kiribati và các tiểu quốc đảo khác đang ủng hộ một thế giới không nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050 và việc thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm ngăn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp.

Tương tự, người dân ở quần đảo Marshall trên Thái Bình Dương cũng lo chuyện bị nhấn chìm trong vài thập kỷ. Chính vì thực tế này, số người rời khỏi đó càng tăng, theo nữ Tổng thống Hilda Heine của đảo quốc này. Mỹ là một điểm đến ưa thích của người dân quần đảo Marshall - hiện có hơn 20.000 người đang cư trú tại đó.

Nước biển đang đe dọa nhấn chìm KiribatiẢnh: VICE NEWS
Nước biển đang đe dọa nhấn chìm KiribatiẢnh: VICE NEWS

Hiểm họa ở nhiều nơi

Chịu chung nỗi lo bị nước biển nhấn chìm, chính quyền thủ đô Jakarta - Indonesia đang nỗ lực nạo vét hệ thống kênh đào trong nhiều năm qua. Không dừng lại ở đó, nhà chức trách địa phương có kế hoạch đầy tham vọng hơn - xây dựng một “bức tường chắn sóng khổng lồ” dài 24 km. Kế hoạch này được bàn thảo từ năm 1995, theo đó bức tường chắn sóng gồm 17 đảo nhỏ nhân tạo hợp thành có thể giúp Jakarta chống chọi mối đe dọa từ sự dâng cao của nước biển và lũ lụt. Nhiều nghiên cứu cho thấy Jakarta đang lún ở mức 20 cm/năm, nhất là những khu vực phía Bắc thành phố.

Tuy nhiên, hồi tháng 4-2016, chính phủ buộc phải đình chỉ kế hoạch do những lo ngại về vấn đề môi trường và sự an toàn của nhà máy điện Muara Karang gần đó. Một nghiên cứu của chính phủ chỉ ra bức tường chắn có thể chặn nguồn nước biển dùng để làm mát nhà máy điện nói trên. Dự án cũng vấp phải phản đối từ ngư dân vì họ cho rằng nó sẽ làm giảm lượng hải sản khai thác. Dù vậy, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Nurbaya Bakar nói với báo The Strait Times (Singapore) rằng công trình có thể được nối lại trong vài tuần nếu nhà thầu Muara Wisesa Samudra đáp ứng những điều kiện về an toàn và môi trường mà chính phủ đưa ra.

Tại Mỹ, mực nước biển dâng cao do tình trạng biến đổi khí hậu cũng đe dọa nhiều vùng ven biển, trong đó có miền Nam bang Louisiana và toàn bộ khu vực vịnh Chesapeake. Trước áp lực của người dân, nhiều chính quyền địa phương bắt đầu có biện pháp đối phó. Chẳng hạn như tại TP Miami Beach, bang Florida, nhà chức trách đẩy mạnh kế hoạch trị giá 400 triệu USD nhằm nâng cao đường phố, lắp đặt máy bơm và cải tạo đê biển. Giới chức địa phương cũng cầu viện sự hỗ trợ của chính quyền bang và chính phủ liên bang nhưng cơ quan cấp cao hơn như quốc hội cho đến giờ vẫn phớt lờ lời kêu gọi này. Thậm chí, theo báo The New York Times, các nhà lập pháp còn cản trở những kế hoạch của quân đội trong nỗ lực giải cứu nhiều căn cứ bị nước biển dâng cao đe dọa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo