xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế giới trong vòng vây đại dịch

NGÔ SINH

Năm tới là tròn 100 năm xảy ra đại dịch cúm 1918 -1919 làm chết ít nhất 50 triệu người khắp thế giới

Thế giới đang đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh lây nhiễm mới, với loại virus bí ẩn khiến con người lâm bệnh và tử vong nhanh đến báo động.

Lo sợ và hoảng loạn

Khi bị nhiễm virus này, một số bệnh nhân phải sử dụng máy thở. Đáng ngại hơn, loại virus này có vẻ kháng với các loại thuốc kháng sinh và chống virus. Trong vòng 1 tuần, người ta đã đóng cửa 1 bệnh viện lớn, các trường học cũng như cách ly hàng ngàn người. Nỗi lo sợ và tình trạng hoảng loạn lây lan nhanh chóng khi người dân các quốc gia lân cận cũng nhiễm bệnh và chết.

Kịch bản đáng sợ nói trên là một phần của cuộc diễn tập giả định được tiến hành tại hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington - Mỹ cuối tháng trước. Đây là cuộc diễn tập thứ tư mà ngân hàng này giúp tổ chức trong vòng 1 năm qua, qua đó phản ánh điều các chuyên gia nhận định là mối đe dọa do đại dịch toàn cầu gây ra ngày càng tăng, không chỉ đối với sức khỏe nhân loại mà còn cả nền kinh tế.

Sự chuẩn bị này hoàn toàn không phải lo xa, bởi theo báo The Washington Post, thực tế cho thấy các đợt bùng phát dịch bệnh đe dọa tính mạng con người đang lây lan nhanh và khó lường hơn bao giờ hết. Từ tháng 8 năm nay, một trận dịch hạch lớn bất thường ở Madagascar khiến ít nhất 1.231 người nhiễm bệnh và 124 người tử vong.

Chín quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, giao thông với Madagascar đã được khuyến cáo xem xét thủ tục cách ly du khách bị nhiễm bệnh. Còn tại Uganda, nhà chức trách đang trong tình trạng báo động cao do đợt bột phát virus Marburg gần đây, khiến 2 người tử vong và có thể lây nhiễm cho hàng trăm người. Marburg là virus gây sốt gây xuất huyết có tính lây nhiễm cao như Ebola và thuộc số những thể sinh bệnh độc hại nhất từng lây nhiễm con người.

Thế giới trong vòng vây đại dịch - Ảnh 1.

Thi thể một nạn nhân của virus Marburg ở quận Kween - Uganda được đưa đi chôn cất hôm 27-10 Ảnh: WHO

"Sớm hơn chúng ta tưởng"

Chia sẻ thông tin chính xác, kịp thời và sự điều phối chặt chẽ giữa các chính phủ và tổ chức được xem là biện pháp sống còn một khi xảy ra đại dịch. Đó là lý do 4 lần diễn tập trước của WB chọn lọc đối tượng rất chi tiết.

WB thực hiện cuộc diễn tập thảm họa thứ nhất cho các bộ trưởng tài chính tại hội nghị thường niên năm 2016. Tháng 1-2017, WB và Quỹ Bill & Melinda Gates chủ trì cuộc diễn tập khác cho giám đốc điều hành các công ty lớn tại hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos - Thụy Sĩ. Tháng 7, họ hợp tác với Thủ tướng Đức Angela Merkel tiến hành sự kiện tương tự cho các bộ trưởng y tế tại Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Giám đốc phụ trách vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng và dân số tại WB, ông Tim Evans, nhận định phản ứng hoảng loạn và thiếu hiệu quả trước dịch bệnh Ebola năm 2014 ở Tây Phi là chất xúc tác cho các cuộc diễn tập giả định nói trên. Theo ông Evans, WB muốn có những chuẩn bị hệ thống hơn để sẵn sàng đương đầu với khả năng đại dịch bùng nổ "sớm hơn chúng ta tưởng".

Trong cuộc diễn tập mới nhất nói trên, các nhà tổ chức xem xét ảnh hưởng của đại dịch đối với đi lại và du lịch ở một quốc gia giả định. Người tham gia là các bộ trưởng tài chính, y tế và du lịch từ 12 quốc gia và giới chức các tổ chức, như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh và Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA).

Ông Ron Klain, người đứng đầu chiến dịch chống dịch Ebola của Mỹ năm 2014 và là điều phối viên cho cuộc giả định mới nhất, nhấn mạnh giới chức cần hiểu tầm quan trọng của việc công bố thông tin chính xác và kịp thời. Trước đây, một số quốc gia không muốn công khai thông tin về các đợt bùng phát dịch bệnh hoặc trì hoãn đưa tin vì lý do chính trị hoặc sợ tác động tiêu cực đến du lịch và thương mại.

Ngoài ra, ông Ryan Morhard, Giám đốc dự án an ninh y tế toàn cầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, còn chỉ ra rằng tại những quốc gia phụ thuộc vào du lịch, nhà chức trách có thể đi ngược lại lợi ích của đất nước do sức ép về kinh tế và chính trị. Chẳng hạn, cách ly hoặc đóng cửa biên giới là biện pháp mạnh mẽ nhưng lại chẳng có nhiều tác dụng trong việc chống lại những dịch bệnh phát tán mà không gây ra triệu chứng, đồng thời có thể phá hoại nền kinh tế một nước.

Sự điều phối cũng đòi hỏi các bộ trưởng y tế làm việc với các bộ tài chính và du lịch nhưng đây không phải là chuyện dễ bởi những rào cản đang hiện hữu trong cách vận hành của các chính phủ - ông Klain nhận định.

Nhiều chuyên gia nhất trí rằng ngay cả khi nhận thức về mối nguy hiểm của dịch bệnh đã được cải thiện, thế giới vẫn chưa sẵn sàng đối phó với một trận đại dịch trong tương lai. Ông Klain lưu ý thêm năm tới là tròn 100 năm xảy ra đại dịch cúm 1918 -1919 làm chết ít nhất 50 triệu người khắp thế giới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo