xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thỏa thuận khí hậu lịch sử

Xuân Mai - Dương Ngọc

Thỏa thuận vừa đạt được tại hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại thủ đô Paris - Pháp hôm 12-12 được đánh giá là bước ngoặt lịch sử, báo hiệu sự chấm dứt của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch. Thỏa thuận Paris này sẽ bắt đầu được ký vào ngày 22-4-2016 (Ngày Trái đất) và có hiệu lực khi nhận được chữ ký của 55 quốc gia chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo thế giới ngay lập tức ca ngợi thành tựu nêu trên. Riêng Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi thỏa thuận này là “cơ hội tốt nhất” để cứu hành tinh, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác của tất cả các nước tham gia. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng tuyên bố đây là thành công vĩ đại với hành tinh và người dân trên toàn thế giới.

Từ Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ và hợp tác hiệu quả nhằm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Thỏa thuận Paris. Trong đó, các nước phát triển cần đi đầu trong việc thực hiện cam kết về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để cùng nhau thực hiện thành công thỏa thuận này.

 

Đám đông tập trung ở Paris hôm 12-12 để ủng hộ những hành động chống biến đổi khí hậu Ảnh: AP
Đám đông tập trung ở Paris hôm 12-12 để ủng hộ những hành động chống biến đổi khí hậu Ảnh: AP

 

Thỏa thuận Paris còn nhận được phản ứng tích cực của các nhà hoạt động môi trường, chuyên gia và giới phân tích, bất chấp những lo ngại về việc nó vẫn chưa đủ mạnh mẽ để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu. Bà Emma Ruby-Sachs, quyền Giám đốc điều hành Tổ chức Avaaz (Mỹ), cho rằng thỏa thuận sẽ mở đường cho sự chuyển hướng sang nguồn năng lượng sạch 100% mà thế giới cần.

Trong khi đó, GS Sir Brian Hoskins, Chủ tịch Viện Grantham thuộc Trường ĐH Imperial College London (Anh), nhận định thông qua thỏa thuận, các nước trên thế giới đã nhận ra rằng tất cả phải làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề chung về biến đổi khí hậu nghiêm trọng do các hoạt động của con người gây ra. “Chúng ta đang hướng tới một kỷ nguyên hậu nhiên liệu hóa thạch, nơi tạo ra nhiều cơ hội mới cho những bước tiến thật sự bền vững về công nghệ, kinh tế và xã hội” - chuyên gia này dự báo.

Tuy nhiên, không ít người đánh giá Thỏa thuận Paris vẫn còn những thiếu sót, như không đề cập cách thức thực thi kế hoạch. Bên cạnh đó, một số vấn đề chính cũng không được đề cập, như không quy định mức cắt giảm lượng khí thải nhà kính cụ thể đối với mỗi nước. Vì thế, hàng ngàn người đã tập trung tại Paris hôm 12-12 để kêu gọi có thêm nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để đối phó biến đổi khí hậu.

Ông Joseph Purugganan, một người tham gia cuộc biểu tình ôn hòa nêu trên, cho rằng để nhiệt độ trái đất tăng không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2100 thì mục tiêu đề ra trong thỏa thuận là chưa đủ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo