xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổn thương trong lòng nước Nhật

ĐỖ QUYÊN

Công nghệ phát triển vô tình khiến giới trẻ lún sâu hơn vào vực thẳm cô độc, trong đó phải kể tới nạn nhân của hiện tượng “hikikomori” nhức nhối - tức chủ động rời bỏ xã hội và chôn vùi trong thế giới riêng

Mỗi ngày, có khoảng 65 người Nhật tự tử. Con số này hẳn khiến nhiều người rùng mình song đằng sau đó là cả một sự nỗ lực bền bỉ của giới chức Nhật Bản trong cuộc chiến chống quốc nạn dai dẳng.

Lối thoát duy nhất

Dành hơn 130 triệu USD ngân sách quốc gia mỗi năm cho các chương trình chống tự tử, gấp gần 19 lần Hàn Quốc - nước có tỉ lệ tự vẫn cao nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Nhật Bản năm 2015 lần đầu tiên chứng kiến số nạn nhân xuống dưới 25.000 kể từ năm 1997.

Theo báo cáo mới nhất công bố năm 2016 của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, từ ngày 1-1 đến 23-12-2015 có 23.971 người tự tử, phần lớn là phái mạnh, giảm 1.456 người so với năm 2014. Con số này cho thấy sự cải thiện đáng kể so với “thời kỳ đen tối” của nước Nhật bắt đầu từ năm 1998 - khởi điểm của 14 năm liên tiếp số nạn nhân tự tử vượt quá 30.000 người/năm (tức 82 người/ngày).

Vụ việc ông Tadashi Ishii, Chủ tịch Dentsu - công ty quảng cáo lớn nhất Nhật Bản, vừa tuyên bố từ chức trong tháng 1-2017 sau khi một nữ nhân viên nhảy lầu tự tử vì làm việc quá sức một lần nữa đưa góc tối đau thương của đất nước mặt trời mọc trở lại mặt báo quốc tế. Nạn nhân - Matsuri Takahashi, 24 tuổi - đã phải tăng ca hơn 100 giờ trong vòng 1 tháng trước khi tìm tới cái chết.

Vài tuần trước khi nhảy lầu vào ngày 25-12-2015, cô viết trên mạng xã hội: “Tôi muốn chết… Tôi hoàn toàn kiệt sức cả thể chất lẫn tinh thần”.

Căn phòng bừa bộn của một “hikikomori” Ảnh: DAILY MAIL
Căn phòng bừa bộn của một “hikikomori” Ảnh: DAILY MAIL

Kết quả điều tra của Văn phòng Giám sát tiêu chuẩn lao động Tokyo công bố vào tháng 9-2016 xác nhận Takahashi là nạn nhân của hiện tượng “karoshi” - tức là chết do làm việc quá sức, vốn cướp đi sinh mạng của ít nhất 2.000 người mỗi năm.

Trong sách trắng đầu tiên về “karoshi” công bố vào tháng 10-2016, chính phủ Nhật cho biết cứ 5 người lao động (NLĐ) thì 1 trường hợp có nguy cơ chết vì làm quá giờ. Đáng lo ngại hơn là trong 4 năm qua, số người tự tử vì áp lực công việc tăng 45% trong nhóm NLĐ dưới 29 tuổi. Theo Tổng Thư ký Tổ chức Cố vấn quốc gia cho các nạn nhân karoshi (NDCVK) Hiroshi Kawahito, số người chết vì làm việc quá sức thực tế cao gấp 10 lần.

Số người trẻ tuổi tự tìm tới cái chết cũng tăng nhanh nhất ở đất nước vốn đang đau đầu với bài toán lão hóa dân số này. Tự tử hiện là nguyên nhân gây tử vong số 1 của nhóm người trong độ tuổi 20-44. Tuyệt vọng và bế tắc trong cuộc sống được cho là một trong những lý do chính. Những trường hợp từ chối cuộc sống ở độ tuổi sung sức nhất này bắt đầu tăng mạnh sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 lại là một đợt tăng đột biến nữa. Giới chuyên gia cho rằng sự gia tăng này liên quan trực tiếp tới vấn đề “công việc bấp bênh” - tình trạng người trẻ tuổi phải chấp nhận những hợp đồng tạm bợ với áp lực khốc liệt.

Nhật Bản từng được biết tới là mảnh đất của những người làm việc trọn đời. Thế nhưng, gần 40% người trẻ nước này đang ở trong tình trạng không thể tìm được công việc ổn định. Bên cạnh mối lo về tiền bạc và sợ cuộc sống bấp bênh, văn hóa kiệm lời kêu ca của người dân xứ hoa anh đào khiến nhiều bạn trẻ đi đến những quyết định bi kịch.

Theo ông Wataru Nishida, chuyên gia tâm lý học thuộc ĐH Temple ở Tokyo, trong xã hội đầy nguyên tắc, giới trẻ phải ép mình vào một khuôn khổ hà khắc, đối mặt áp lực, một số người chỉ thấy lối thoát duy nhất là cái chết. Dù y tế phát triển vượt bậc nhưng vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần ở Nhật lại èo uột một cách khó tin, ai cũng có thể tự nhận là “chuyên gia tâm lý”. Trong khi đó, những người gặp vấn đề về tâm thần lại cực kỳ sợ lộ “bệnh” nên ngại tìm kiếm sự giúp đỡ.

Vực thẳm cô độc

Công nghệ phát triển vô tình khiến giới trẻ lún sâu hơn vào vực thẳm cô độc, trong đó phải kể tới nạn nhân của hiện tượng “hikikomori” nhức nhối - tức những cá nhân chủ động rời bỏ xã hội và chôn vùi trong thế giới riêng. Thuật ngữ này được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi định nghĩa là những người từ chối ra khỏi nhà trong ít nhất 6 tháng và đoạn tuyệt thế giới bên ngoài.

Một khảo sát do chính phủ Nhật công bố tháng 9-2016 cho thấy ít nhất 541.000 người ở độ tuổi 15-39 đang chôn vùi tuổi thanh xuân theo cách này. Trong đó, hơn 35% đã cố thủ trong “vỏ ốc” ít nhất 7 năm. Sập cửa với thế giới càng lâu thì con đường quay lại càng mờ mịt. Một số lượng đáng kể những tín đồ “hikikomori” tìm tới cái chết bằng dây treo cổ, thuốc ngủ...

Theo ông Nishida, cô độc là yếu tố số 1 dẫn tới trầm cảm và tự tử. Không chỉ các bạn trẻ “hikikomori” mới nghĩ quẩn, những câu chuyện về người già chết cô đơn trong căn nhà bị lãng quên cũng ngày càng phổ biến. Vụ cụ ông đơn thân 71 tuổi tự thiêu trên tàu cao tốc sau quãng đời lầm lũi sống qua ngày nhờ nhặt phế liệu hồi năm 2015 đã gây ra một cú sốc mạnh. “Họ bị bỏ rơi. Trước đây, con cái thường chăm nom cha mẹ già nhưng nay, truyền thống này không còn” - ông Nishida lý giải.

Người ta thường liên tưởng tới truyền thống “tự sát danh dự” lâu đời khi nói về gốc rễ của tỉ lệ tự tử cao ở Nhật. Họ cho rằng nghi lễ “seppuku” - tự rạch bụng để bảo toàn danh dự của các samurai hay những phi công cảm tử “kamikaze” thời thế chiến II đã bộc lộ các đặc điểm văn hóa đặc trưng khiến người Nhật dễ tự sát. Chừng mực nào đó, giới học giả không phủ nhận quan điểm này. Ông Nishida cho rằng thực tế, một số người coi tự tử là “một cách thể hiện trách nhiệm”.

Đồng tình với ý kiến này, ông Ken Joseph, một chuyên gia với 40 năm kinh nghiệm làm việc tại Trung tâm Trợ giúp khẩn cấp Japan Helpline, cho biết không ít người già túng quẫn coi tự tử là lối thoát. “Hệ thống bảo hiểm ở Nhật tương đối lỏng lẻo. Thế nên, khi gặp khó, một số người thấy chỉ cần tự tử rồi để bảo hiểm lo liệu. Nhiều người già phải chịu áp lực quá sức chịu đựng, tới mức điều tốt nhất họ có thể làm là tự vẫn, để gia đình ở lại có tiền” - ông phân tích.

Kỳ tới: Tang tóc học đường

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo