xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng thống Pháp đã thấy mệt!

THU HẰNG (lược dịch từ hãng tin Reuters)

Không lâu sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu nếm trải thực tại phũ phàng của đời sống chính trường

Tuần trăng mật ngắn ngủi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trôi qua ảm đạm. Đắc cử hồi tháng 5 với số phiếu ủng hộ ấn tượng lên tới 67%, ông hứa hẹn sẽ tôn trọng và giải quyết tất cả "giận dữ, lo âu và nghi ngờ" mà nhiều người bày tỏ, đồng thời cam kết "tái tạo những liên kết giữa châu Âu và người Pháp".

Tổng thống Pháp đã thấy mệt! - Ảnh 1.

Tỉ lệ ủng hộ của Tổng thống Macron nhanh chóng sụt giảm sau khi ông nhậm chức Ảnh: REUTERS

Kể từ cái đêm phấn khích đó, ông đã rơi từ đỉnh cao hy vọng và bắt đầu nếm trải thực tại phũ phàng của đời sống chính trường Pháp. Tỉ lệ ủng hộ ông nhanh chóng sụt giảm từ 64% hồi tháng 6 xuống còn 37% vào tháng rồi. Các cuộc thăm dò vốn hay biến động song ít nhiều cũng phản ánh những thực tế khắt khe hơn là sự dao động theo mùa của các cử tri Pháp.

Ông Macron giành được 2/3 số phiếu ủng hộ trong vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp hồi tháng 5, khi cử tri buộc phải lựa chọn giữa ông, một ứng viên trung dung và ứng viên cực hữu Marine Le Pen của Đảng Mặt trận Dân tộc. Trong đa số phiếu bầu dành cho ông Macron, không phải cử tri nào cũng bằng lòng với ông nhưng hầu hết đều chống lại bà Le Pen.

Trong cuộc tranh luận đầu tiên, phần lớn trong số 10 ứng viên kêu gọi một mức độ bảo hộ nào đó trước toàn cầu hóa, cũng như bày tỏ ít nhiều sự bất mãn đối với Liên minh châu Âu (EU). Trước lập trường ủng hộ toàn cầu hóa, thân EU và hồi sinh vai trò lãnh đạo Pháp - Đức đối với một EU ngày càng hội nhập của ông Macron, thái độ của nhiều ứng viên khác đi từ ngờ vực tới phẫn nộ. Đối với những người hoài nghi, ông Macron có thể tìm cách thuyết phục nhưng chỉ có làm được thế thông qua kết quả. Để đạt được điều này khó tránh khỏi những "cơn đau" mà người phải gây ra nó không ai khác ngoài ông Macron.

Quân đội Pháp đã bắt đầu thấm thía "cơn đau" đó. Tổng thống Macron đã thông báo cắt giảm 850 triệu euro ngân sách của lực lượng vũ trang, dẫn đến tuyên bố từ chức tức thì của tướng Pierre de Villiers - Tổng Tham mưu trưởng quân đội - hồi tháng 7. Tuy nhiên, không phải chính sách cắt giảm nào cũng trụ vững. Chính sách giảm 5 euro/tháng đối với tiền trợ cấp nhà được đưa hồi tháng 7 nhanh chóng bị bãi bỏ; biện pháp cắt giảm này được cho là gây ảnh hưởng lớn nhất tới những người nghèo nhất.

Ngoài ra, lời hứa cắt giảm thuế được ông Macron đưa ra từ những ngày tranh cử cũng buộc phải hoãn lại - một động thái được Thủ tướng Edouard Philippe biện hộ bằng lý do Pháp đang ngồi trên "núi lửa nợ nần".

Đảng "En Marche!" non trẻ của ông Macron thống trị tại quốc hội nhưng lại có quá ít nhân vật kinh nghiệm. Trong khi đó, đại diện cánh cực tả Jean-Luc Mélenchon với khả năng hùng biện nổi bật đang tỏ ra lấn lướt tại các cuộc tranh luận trên nghị trường dù cho Đảng France Insoumise của ông chỉ có 17 ghế tại cơ quan lập pháp này. Trong cuộc tranh luận về cắt giảm phúc lợi nhà ở, ông Mélenchon mang tới một túi đồ giảm giá trị giá 5 euro để cho thấy nghèo đói nghĩa là gì ở đất nước này.

Dù chứng kiến sự gia tăng tương đối nhanh của tình trạng chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng trong thu nhập những năm qua, nước Pháp vẫn xem công bằng là một giá trị xã hội quan trọng. Ông Macron đã động chạm mạnh tới văn hóa đó. Khi mùa chính trị mới bắt đầu, các kế hoạch tự do hóa thị trường lao động của ông sẽ phải đối mặt với sức mạnh của các nghiệp đoàn. Tổ chức nghiệp đoàn quyền lực nhất nước - Confédération Générale du Travail - đã tuyên chiến.

Các nghiệp đoàn khác có phần cẩn trọng hơn nhưng với sự hậu thuẫn của ông Mélenchon và giới cánh tả còn lại cũng như sự sụt giảm tỉ lệ ủng hộ tổng thống, họ có thể khơi mào làn sóng biểu tình trong tháng 9, thử thách những cải tổ của tổng thống trên đường phố.

Tổng thống Pháp giờ đây đã thấu hiểu nhiệm vụ nặng nề mà chính ông đặt ra cho bản thân và những lợi ích quốc gia phải phục vụ ngay cả khi ông tuyên bố về sự cần thiết của một châu Âu hội nhập hơn. Một mâu thuẫn dai dẳng vẫn đang là tâm điểm của cuộc tranh luận về EU. Nỗ lực thúc đẩy sự hội nhập để kiểm soát tốt hơn đồng euro và điều chỉnh các chính sách kinh tế quốc gia sẽ phải đáp ứng mong mỏi của hầu hết người dân trong việc yêu cầu các chính trị gia được họ bầu chọn và hiểu rõ phải chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Đó là thứ sức mạnh mà người châu Âu - cùng với hàng triệu người Mỹ - ngày càng muốn giữ lại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ như không đi đầu cuộc cách mạng mà ông hứa hẹn. Tuy nhiên, chiến thắng của ông đã chứng tỏ rằng đang có một số lượng không nhỏ cử tri bất mãn đang cảm thấy mình bị gạt ra ngoài lề xã hội. Là một chính trị gia theo đường lối trung dung tự do, ông Macron phải đối đầu những lực lượng tương tự. Sự sống sót của chủ nghĩa quốc tế tự do, cả ở Mỹ và châu Âu, sẽ định hình chính trị trong những năm tới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo