xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trông đợi vào tân ngoại trưởng Mike Pompeo

Andrew Hammond, chuyên gia tại Trường Kinh tế London (Anh)

Sự ra đi nghiệt ngã của ông Rex Tillerson - bị Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định sa thải khỏi vị trí ngoại trưởng trên Twitter vào tuần rồi - có thể vẫn không ngăn được những pha đổi ý chóng vánh của ông chủ Nhà Trắng.

Khi bước chân vào Nhà Trắng, ông Trump hứa hẹn chủ trương "Nước Mỹ trên hết" sẽ tái định hình chính sách đối ngoại và thương mại của Mỹ. Nhưng tới nay, ông chưa tạo dựng được bất cứ học thuyết mới nào để là trọng tâm cho tầm nhìn trên. Đúng là ông đã chuyển hướng khỏi một số chính sách hậu chiến được cả các tổng thống Dân chủ và Cộng hòa theo đuổi, như rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bỏ ngang hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, xem xét lại Hiệp định Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)…

Tuy nhiên, hủy bỏ chính sách cũ là một chuyện, hoạch định chính sách mới lại là chuyện khác. Trong khi chưa có thành tựu quốc tế nào mang tên mình, điều nổi bật mà nhà lãnh đạo Mỹ làm được lại là châm ngòi làn sóng phản đối ở nhiều nơi. Vài tuần trước đây thôi, Công ty Nghiên cứu Gallup công bố khảo sát cho thấy hình ảnh của giới lãnh đạo Mỹ trong năm ngoái yếu đi đáng kể trên khắp 134 nước, với tỉ lệ ủng hộ trung bình thấp kỷ lục (30%).

Trông đợi vào tân ngoại trưởng Mike Pompeo - Ảnh 1.

Giám đốc CIA Mike Pompeo trong một cuộc họp nội các tại Nhà Trắng vào cuối năm 2017 Ảnh: WASHINGTON POST

Chắc chắn việc ông Tillerson ra đi và Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) Mike Pompeo thế chỗ sẽ giúp Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đồng điệu hơn về đối ngoại. Chẳng hạn, ông Tillerson khuyến khích ông Trump ở lại thỏa thuận khí hậu Paris trong khi ông Pompeo cực kỳ hoài nghi vào chuyện trái đất nóng lên. 

Dù là vậy, chính sách sắp tới của ông Trump có vẻ sẽ tiếp tục thiếu mạch lạc và không hiếm các cú quay đầu bất ngờ. Cứ lấy vấn đề Triều Tiên làm ví dụ. Mới năm ngoái, ông Tillerson bị Tổng thống Trump tạt gáo nước lạnh khi công khai chê nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ "phí phạm thời gian" vì muốn "ngồi xuống nói chuyện với Bình Nhưỡng". Vậy mà tuần trước, ông Trump lại đồng ý đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Với lối điều hành thất thường của Tổng thống Trump - thường xuyên bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về các vấn đề quốc tế, người ta đang hy vọng ông Pompeo trở thành la bàn dẫn lối giúp chính sách đối ngoại của Mỹ trở nên rõ ràng hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo