xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trục lợi từ khủng hoảng

ANH THƯ

Hàng loạt công ty dầu khí lớn trên thế giới vừa báo cáo lợi nhuận kỷ lục trong những tháng đầu năm 2022 và bị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chỉ trích là trục lợi "vô đạo đức"

Trang UN News dẫn lời Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) António Guterres trong cuộc họp báo ngày 3-8 rằng giá năng lượng tăng vọt đang gây khủng hoảng chi phí sinh hoạt cho hàng trăm triệu người nhưng ngược lại, các công ty dầu khí báo cáo lợi nhuận tổng cộng gần 100 tỉ USD chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022.

Những con số gây sốc

Theo The Guardian, trong tuần vừa qua các công ty dầu khí lớn trên thế giới tiếp tục báo cáo lợi nhuận 11 con số trong quý II/2022, giữa bối cảnh lạm phát đã đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm trên khắp thế giới và các cuộc suy thoái đã xuất hiện. Giá năng lượng cao là một trong những yếu tố hàng đầu thúc đẩy lạm phát.

The Guardian, Reuters và Al-Jazeera đưa tin Exxon Mobil (tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ) đạt lợi nhuận gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái trong quý II - 17,85 tỉ USD. Shell (công ty dầu khí đa quốc gia của Anh) thu lời 11,5 tỉ USD trong bối cảnh mức giá trần năng lượng tại nước này dự kiến tăng 70% trong tháng 10 và sẽ duy trì mức cao cho đến năm 2024.

Chevron (tập đoàn năng lượng đa quốc gia trụ sở tại California - Mỹ) thu về 11,62 tỉ USD. Nhà sản xuất dầu của Mỹ APA Corp có lợi nhuận quý II tăng gấp 3 lần nhờ giá dầu thô tăng. Exxon, Chervon, Shell cộng với Total Energies của Pháp cộng lại kiếm được gần 51 tỉ USD trong quý II, gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Trục lợi từ khủng hoảng - Ảnh 1.

Một cột khói tại nhà máy lọc dầu của Shell Energy and Chemicals Park Rheinland ở Godorf gần Cologne - Đức Ảnh: REUTERS

Một số lãnh đạo các công ty cố xoa dịu dư luận. Giám đốc điều hành Chervon Mike Wirth trình bày: "Chúng tôi đầu tư hơn gấp đôi so với năm ngoái để phát triển các ngành kinh doanh năng lượng truyền thống lẫn mới".

Bất chấp điều đó, các chính trị gia và những người ủng hộ người tiêu dùng không ngừng chỉ trích các công ty dầu khí lợi dụng sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu để nâng cao "lợi nhuận không đáng có". Chính Tổng thống Mỹ Joe Biden từng mỉa mai về Exxon kiếm tiền "khủng" trong thời điểm giá nhiên liệu tăng kỷ lục. Một thống kê năm 2018 cho thấy các công ty nhiên liệu hóa thạch chỉ dùng 1% ngân sách cho năng lượng xanh!

Lối thoát đã có

Theo các tổ chức và các chuyên gia, tìm đường thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch là lối ra duy nhất để thế giới thoát khỏi sự khuynh đảo của các "ông lớn" này cũng như có được nguồn cung năng lượng bền vững, đồng thời giữ vững các mục tiêu khí hậu.

Giám đốc chương trình quốc tế tại Stand.earth kiêm Chủ tịch Sáng kiến Hiệp ước Không phổ biến nhiên liệu hóa thạch Tzeporah Berman mô tả ngành dầu khí là "một ngành mang lại lợi nhuận không tưởng cho bản thân ngành trong khi phần còn lại của thế giới quay cuồng với giá nhiên liệu cao".

"Cần có hiệp ước không phổ biến nhiên liệu hóa thạch để chấm dứt việc mở rộng lĩnh vực dầu, khí đốt và than đá, loại bỏ dần sản lượng hiện có để hạn chế sự nóng lên ở mức có thể kiểm soát; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở những quốc gia giàu có, sản xuất nhiên liệu hóa thạch có định hướng và hỗ trợ các quốc gia khác để có được nguồn năng lượng sạch từ gió, mặt trời và nước cho tất cả mọi người" - ông Berman nhấn mạnh trong bài bình luận trên The Guardian.

Trục lợi từ khủng hoảng - Ảnh 2.

Phụ nữ Ấn Độ hướng dẫn nhau cách sử dụng đĩa năng lượng mặt trời để nấu ăn Ảnh: UN NEWS

Đại diện Nhóm Ứng phó khủng hoảng toàn cầu về thực phẩm, năng lượng và tài chính LHQ (GCRG), ông António Guterres khuyến nghị các chính phủ nên tìm nguồn tài trợ hiệu quả cho các giải pháp năng lượng để bảo vệ các cộng đồng bị tổn thương, ủng hộ việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo tiết kiệm chi phí.

Điểm lo ngại lớn nhất là khủng hoảng năng lượng đang vùi dập các quốc gia đang phát triển, có thể dẫn đến việc chỉ các nước giàu mới tiếp cận được năng lượng. "Các nước đang phát triển không thiếu lý do để đầu tư vào năng lượng tái tạo, bởi nhiều người ở đó phải sống chung với tác động nặng nề của khủng hoảng khí hậu bao gồm bão, lũ lụt và hạn hán. Những gì họ thiếu là những lựa chọn cụ thể, khả thi" - ông Guterres chỉ ra. 

Đề nghị đánh thuế nặng

Tổng Thư ký LHQ António Guterres kêu gọi các chính phủ "đánh thuế các khoản lợi nhuận quá mức (của các công ty dầu khí) và sử dụng số tiền huy động được để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất". Ông lên án: "Thật vô đạo đức khi các công ty dầu khí đang kiếm lợi nhuận kỷ lục từ cuộc khủng hoảng năng lượng này, trên lưng những người và cộng đồng nghèo nhất, với cái giá phải trả lớn cho khí hậu". "Một công đôi việc", khoản thuế này còn là nguồn bổ sung cho các chính sách về năng lượng xanh.

Theo kênh Al-Jazeera, tháng trước Anh đã thông qua thuế windfall (thuế phụ thu đối với số lợi nhuận gia tăng quá mức và đột ngột) với mức 25% đối với các nhà sản xuất dầu và khí đốt ở biển Bắc. Các nhà lập pháp Mỹ đang thảo luận về ý tưởng tương tự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo