xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc bị “gậy ông đập lưng ông”

Huệ Bình

“Quyền lợi của Trung Quốc không quan trọng hơn lợi ích của các nước khác và bạn bè không thể có được bằng đe dọa”.

Đó là nhận định của TS Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS - Mỹ), khi bàn về căng thẳng trên biển Đông. Dự kiến trong tháng này hoặc tháng 6, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague - Hà Lan sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.

Theo TS Glaser, những nỗ lực để lôi kéo sự ủng hộ của Trung Quốc sẽ không thành công ngay cả khi Bắc Kinh sử dụng thủ đoạn “cây gậy và củ cà rốt”.

GS Jerome Cohen thuộc Trường ĐH New York có chung đánh giá như TS Glaser, rằng việc Trung Quốc từ chối tuân thủ luật pháp quốc tế chỉ biến họ thành kẻ bắt nạt trong mắt phần còn lại của thế giới. “Càng chống lại phán quyết của PCA càng khiến nỗ lực xây dựng quyền lực mềm của Trung Quốc bị tổn hại” - GS Cohen nhận xét.


Ông Từ Hoằng

Ông Từ Hoằng

Có lẽ Bắc Kinh không để lọt tai ý kiến của các chuyên gia bởi trong cuộc họp báo hôm 12-5, Vụ trưởng Vụ Luật và Hiệp ước của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Từ Hoằng kịch liệt công kích Philippines và PCA, đồng thời gọi vụ kiện là “chiêu trò” nhằm chống phá Trung Quốc.

“Bạn có thật sự tin đây hoàn toàn là vấn đề luật pháp quốc tế và mọi chuyện xảy ra chỉ là trùng hợp?” - ông Từ ám chỉ sự ủng hộ của Mỹ, Liên minh châu Âu và nhiều nước phương Tây dành cho Philippines.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng ra sức tuyên truyền vụ kiện của Philippines là “mưu mô của Mỹ nhằm kích động chống Trung Quốc”.

Một số nhà phân tích đánh giá luận điệu hiếu chiến của Bắc Kinh chủ yếu diễn cho người dân trong nước xem nhằm chuyển hướng sự chú ý của họ khỏi những mối lo về chính trị, kinh tế nội tại. “Trung Quốc đang thua trong trận chiến tại tòa án và dư luận quốc tế nhưng tình thế hiện nay phần lớn do chính họ tạo ra” - TS Jay Batongbacal của Trường ĐH Philippines quả quyết.

Bắc Kinh tuyên bố có hơn một chục nước châu Á, châu Âu và châu Phi ủng hộ, ít nhất là một phần, lập luận của Trung Quốc rằng tranh chấp ở biển Đông cần được giải quyết qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp chứ không có sự can thiệp từ bên thứ ba.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Hunter Marston thuộc Trường ĐH Washington, thực tế là nhiều nước trong khu vực đang muốn Mỹ hiện diện mạnh mẽ hơn, sẵn sàng ký các thỏa thuận quốc phòng với Washington, qua đó tạo thành mạng lưới ngày càng bền chặt chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Hiện nay, Mỹ quyết tâm thực thi các chiến dịch bảo đảm quyền tự do hàng hải ở biển Đông. Do đó, nhiều nhà phân tích dự đoán Trung Quốc và Mỹ sẽ càng có nguy cơ đụng độ sau khi có phán quyết của PCA.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo