xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc chẳng sợ xấu mặt

Đỗ Quyên (Theo Diplomat)

(NLĐO)- Hình ảnh của Trung Quốc trên toàn cầu đang đối mặt nhiều thử thách, song họ không ngần ngại đánh đổi để đạt được lợi ích của mình.

Kết quả cuộc khảo sát gần đây của BBC World Service cho thấy hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế chưa xứng tầm với vị thế của nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Mặc dù nhìn chung trong năm nay tỉ lệ đang cân bằng (đều 42%) giữa nhóm người đánh giá ảnh hưởng của Trung Quốc là tích cực và tiêu cực, nhưng hình ảnh của Trung Quốc đối với Nhật Bản và Trung Quốc, hai quốc gia láng giềng quan trọng nhất, đang tệ hơn bao giờ hết! Tại Hàn Quốc, chỉ có 32% người dân có cái nhìn tích cực đối với Bắc Kinh trong khi có tới 56% ghét cay ghét đắng. Tại Nhật Bản còn tệ hại hơn nhiều, chỉ có 3% (thấp kỉ lục) mở lòng với Bắc Kinh trong khi số người coi Bắc Kinh gây ảnh hưởng tiêu cực ở châu Á lên tới 73%.

Workers wear the masks to protect them from air pollution in Shanghai, China, Friday, Dec. 6, 2013. Shanghai authorities ordered schoolchildren indoors and halted all construction Friday as China’s financial hub suffered one its worst bouts of air pollution, bringing visibility down to a few dozen meters and obscuring the city’s spectacular skyline.

Ô nhiềm không khí đe dọa Trung Quốc. Ảnh: AP

Mặc dù xấu xí như vậy trong mắt láng giềng, hình ảnh Trung Quốc lại khá tích cực đối với những miền đất xa xôi như châu Phi và Mỹ Latin. Cả 3 nước châu Phi được khảo sát đều cho thấy tỉ lệ có thiện cảm với Trung Quốc cao, với 85% ở Nigeria, 67 % ở Ghana và 65 % ở Kenya. Trong 4 nước Mỹ Latin được khảo sát, chỉ có Mexico có cái nhìn tiêu cực hơn về Trung Quốc, trong khi Peru, Brazil và Argentina đều khá ủng hộ.

Điều lý thú là diện mạo quốc tế của Trung Quốc lại cực kỳ tiêu cực đối với những nước phát triển, với Anh là 49%, Úc (47%). Đặc biệt, ở Đức chỉ có 10% nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi 76% không ưa Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là “Trung Quốc có quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt thế giới không?” Điều dễ dàng nhận thấy là cách hành xử hung hăng, nguy hiểm của Trung Quốc gần đây trên biển Đông và Hoa Đông khiến cộng đồng quốc tế không khỏi nghĩ rằng dường như Bắc Kinh không mảy may quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các láng giềng ở châu Á. Và dường như Trung Quốc đang mâu thuẫn với chính những nỗ lực trong những năm qua nhằm cải thiện sức mạnh mềm và xây dựng hình ảnh quốc gia trên thế giới. Diplomat nhận định khó hiểu nhất là nếu Trung Quốc quan tâm tới hình ảnh quốc tế của mình, tại sao họ lại hành xử theo kiểu dễ gây tổn hại tới hình ảnh nhất như vậy? Tại sao Bắc Kinh lại để cho nhiều nước châu Á coi họ là một “kẻ bắt nạt bự con” như thế!

Có 3 khả năng giải thích cho sự mâu thuẫn đó. Thứ nhất, có thể Trung Quốc không thông suốt về khái niệm hình ảnh quốc gia hay sức mạnh mềm. Theo logic duy thực có sức ảnh hưởng ở Trung Quốc, điều quan trọng nhất trên chính trường quốc tế là sức mạnh vật chất, đồng thời Bắc Kinh coi sức mạnh mềm là phần phụ. Bởi vậy, giới lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi quan điểm “Thà để người sợ còn hơn là được yêu”. Lối suy nghĩ đó đã chi phối chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong những năm gần đây, do đó không bất ngờ khi Bắc Kinh không thấy cần thiết phải cải thiện hình ảnh quốc gia.

Thứ hai, có thể Trung Quốc cũng quan tâm về hình ảnh quốc gia nhưng thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí còn quá vụng về trong nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự thiện chí và tinh tế này. Bằng chứng là những năm gần đây Bắc Kinh huy động khá nhiều nguồn lực vào “ngoại giao công chúng, đáng kể nhất là về tài chính. Hãy xem cách Trung Quốc vung tiền tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008 để xây dựng hình ảnh tích cực. Rõ ràng đó là cách quốc gia đông dân nhất thế giới thể hiện khát vọng muốn xây dựng hình ảnh hòa bình và tích cực đối với công đồng quốc tế. Theo Diplomat, có thể trình độ của những người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc còn kém còi hoặc do sự thiếu hợp tác giữa các bộ, ban, ngành khác nhau dẫn tới kết quả chưa như mong đợi. Thậm chí, trong vụ khắc phục thảm họa bão siêu bão Haiyan ở Philippines hồi cuối năm ngoái, phải đợi tới khi bị giới truyền thông và chuyên gia quốc tế chỉ trích là keo kiệt, chính phủ Trung Quốc mới quyết định tăng cường viện trợ, nhưng đóng góp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thua xa nhiều nước khác.

Cuối cùng, chỉ có thể giải thích sự thờ ơ đối với hình ảnh quốc gia của Trung Quốc là do đó là chiến lược đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả. Hồi đầu năm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ông sẽ không bao giờ hi sinh lợi ích quốc gia trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo