xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc lưỡng đầu thọ địch

HUỆ BÌNH

Việc Trung Quốc có chấp nhận phán quyết hay không sẽ cho bên ngoài thấu tỏ về cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế của nước này

Ngay sau khi Tòa án Trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA), trụ sở tại The Hague - Hà Lan, nhận xét xử vụ kiện của Philippines đối với “đường lưỡi bò” phi lý của Bắc Kinh trên biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30-10 kêu gọi Philippines quay về “con đường đúng đắn” - tức là đàm phán để giải quyết tranh chấp.

Bước tiến lớn

Theo thông cáo đưa ra hôm 29-10, PCA bác bỏ luận cứ của Trung Quốc cho rằng vụ tranh chấp trên thực tế là về vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Đông nên không thuộc quyền tài phán của PCA. Thay vào đó, PCA khẳng định vụ kiện phản ánh tranh chấp giữa 2 nước liên quan tới việc diễn giải và áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nên thuộc thẩm quyền xét xử của PCA.

Hiện chưa rõ thời gian PCA tổ chức phiên điều trần tiếp theo, dự kiến là phiên kín. Tuy nhiên, một số kênh truyền thông như hãng tin AP hay CNA (Đài Loan) cho biết tòa án có thể đưa ra phán quyết cuối cùng vào năm 2016.

Một mặt kêu gọi Manila đàm phán, mặt khác Bắc Kinh tiếp tục quan điểm không thừa nhận thẩm quyền của PCA và không tham gia vụ kiện. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân còn ngang ngược tuyên bố vụ kiện của Philippines sẽ không ảnh hưởng gì tới những tuyên bố chủ quyền của nước này tại biển Đông.

Ngược lại, Mỹ và Philippines hoan nghênh quyết định của PCA. Trong buổi họp báo hôm 29-10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho rằng theo các điều khoản trong UNCLOS, quyết định của PCA sẽ có tính ràng buộc pháp lý với cả Philippines và Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain gọi quyết định là “bước tiến quan trọng trong việc vận dụng luật pháp quốc tế để chống lại những tuyên bố chủ quyền đáng ngờ của Trung Quốc”. Cùng quan điểm, luật sư Florin Hilbay - Trưởng đoàn tố tụng Philippines trong vụ kiện - gọi đây là bước tiến lớn trong quá trình tìm kiếm hòa bình, giải quyết công bằng tranh chấp và làm rõ quyền lợi các bên theo UNCLOS.

 

Một phiên tranh luận tại PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc hồi tháng 7-2015Ảnh: PCA
Một phiên tranh luận tại PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc hồi tháng 7-2015Ảnh: PCA

 

Trung - Mỹ né nguy cơ xung đột

Ngoài “cú đấm mới” kể trên, Trung Quốc cũng đang xoay xở đối phó với sứ mệnh tuần tra của Mỹ trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp trên biển Đông.

Tư lệnh Hải quân nước này là Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã nói với người đồng cấp Mỹ, Đô đốc John Richardson, về nguy cơ một sự cố nhỏ châm ngòi chiến tranh nếu Mỹ tiếp tục “gây hấn” trên biển Đông. Theo công bố của Hải quân Trung Quốc, lời cảnh báo trên của ông Ngô được đưa ra trong điện đàm giữa 2 bên hôm 29-10.

Mỹ mềm mỏng hơn song hành động tỏ ra kiên quyết. Bằng chứng mới nhất là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter bắt đầu chuyến thăm châu Á - Thái Bình Dương thứ ba từ ngày 30-10. Sau Hội nghị tham vấn an ninh Mỹ - Hàn thường niên lần thứ 47 tại Seoul, ông sẽ có mặt ở Kuala Lumpur - Malaysia để dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng.

Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định Mỹ - Trung đang tìm cách né tránh xung đột trên biển Đông. Tuy nhiên, nguy cơ va chạm vẫn hiển hiện dù nhiều năm qua, Bắc Kinh và Washington đã đạt được nhiều thỏa thuận quân sự, từ bản ghi nhớ về quy tắc xử sự trên không và trên biển đến thiết lập đường dây nóng quân đội...

Theo Reuters, vấn đề ở chỗ những thỏa thuận này không mang tính ràng buộc, chứa đựng nhiều ngoại lệ và đôi lúc bị hai bên diễn giải khác nhau. Điển hình, Bộ Quy tắc ứng xử cho các vụ đụng độ ngoài ý muốn trên biển (CUES) - ký năm 2014 - không tính đến tàu tuần duyên và các tàu dân sự của Trung Quốc dù lực lượng này áp đảo về số lượng, thậm chí đang đi đầu trong việc áp đặt các yêu sách chủ quyền.

Chính vì vậy, The New York Times chỉ ra mấu chốt hiện nay là tìm một giải pháp để bảo vệ tự do đi lại trên biển và tránh xung đột quân sự. Con đường để đi đến đích chính là thông qua PCA và việc Trung Quốc có chấp nhận phán quyết hay không sẽ nói nhiều điều về cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế của nước này.

 

4 vấn đề chờ phán quyết

Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên PCA đầu năm 2013. Hiện PCA đồng ý xem xét 7 trong số 15 luận điểm mà Philippines đưa ra trong vụ kiện những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.

Theo chuyên gia Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật Biển thuộc Trường ĐH Philippines, có thể nhóm thành 4 vấn đề chính.

- Vấn đề đầu tiên là tính pháp lý của yêu sách “đường 9 đoạn” (còn gọi là “đường lưỡi bò”) mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra. Manila cho rằng “đường 9 đoạn” là yêu sách hàng hải quá đáng và không phù hợp với quyền lợi của các quốc gia ven biển theo Công ước Liên Hiệp Quốc về UNCLOS. Một khi PCA ra phán quyết, sự mập mờ về phạm vi của “đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh duy trì lâu nay sẽ bị hạn chế.

- Thứ hai, dựa trên quan điểm “đường 9 đoạn” là yêu sách hàng hải quá đáng, Philippines lập luận Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép nhiều thực thể tại quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Lập luận này của Manila xuất phát từ việc Bắc Kinh có yêu sách chủ quyền trái phép đối với những khu vực hoàn toàn ngập nước hoặc quyền lịch sử không chính đáng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có cả việc kiểm soát sự đi lại trên biển.

- Thứ ba, PCA sẽ đánh giá lập luận của Philippines rằng Trung Quốc đang khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên tại những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, dựa theo quy định của UNCLOS.

- Cuối cùng, Manila cáo buộc Bắc Kinh cản trở khả năng tự do đi lại bên trong EEZ của Philippines.

Theo tạp chí The Diplomat, PCA có thể đồng ý hay bác bỏ từng luận điểm nói trên của Philippines.

Phương Võ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo