xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc mất hợp đồng ở Thái Bình Dương, Mỹ lập tức thế chỗ

Phạm Nghĩa

(NLĐO) - Đảo quốc Micronesia ở Thái Bình Dương sẽ dùng quỹ của Mỹ để xây dựng tuyến cáp dưới biển sau khi công ty Trung Quốc bị từ chối hợp đồng.

Reuters ngày 3-9 dẫn hai nguồn tin cho biết Micronesia sẽ dùng quỹ của Mỹ để xây dựng tuyến cáp dưới biển giữa 2/4 bang, từ bang Kosrae đến bang Pohnpei, sau đó kết nối với cả hai quốc gia Kiribati và Nauru.

Trước đó, quốc đảo này từ chối trao hợp đồng cho một công ty Trung Quốc bị các quan chức Mỹ xem là mối đe dọa an ninh. Họ lo ngại sự tham gia của các công ty Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng tới an ninh khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục phủ nhận ý định sử dụng cơ sở hạ tầng cáp cho mục đích gián điệp.

Trung Quốc mất hợp đồng ở Thái Bình Dương, Mỹ lập tức thế chỗ - Ảnh 1.

Micronesia sẽ dùng quỹ của Mỹ để xây dựng tuyến cáp dưới biển giữa 2/4 bang, từ bang Kosrae đến bang Pohnpei. Ảnh: Reuters

Cáp dưới biển cho khả năng truyền tải dữ liệu lớn hơn nhiều so với vệ tinh. Washington trong những năm gần đây đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các tuyến cáp biển trên khắp Thái Bình Dương, giúp các quốc đảo trong khu vực cải thiện hệ thống thông tin liên lạc.

Hợp đồng mà Micronesia khước từ công ty Trung Quốc trị giá 72,6 triệu USD, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ một phần.

Hồi tháng 6, Reuters đưa tin dự án trên bị đình chỉ sau khi Mỹ lo ngại hợp đồng rơi vào tay Công ty Huawei Marine (hiện là HMN Technologies).

Một nguồn tin nói với Reuters rằng Micronesia sẽ dùng khoảng 14 triệu USD từ Kế hoạch Giải cứu Mỹ - do Tổng thống Joe Biden thành lập để phân phối vốn cả trong lẫn ngoài nước giúp chống lại tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế.

Nguồn tin thứ hai cho biết tuyến cáp dưới biển sắp tới có khả năng kết nối với tuyến cáp dưới biển Hantru-1, được Mỹ sử dụng để liên lạc với đảo Guam.

Chính phủ Micronesia và Bộ Ngoại giao Mỹ đều không bình luận về dự án trên. Còn Ngân hàng Thế giới tuyên bố họ đang làm việc với Micronesia và Kiribati để lập kế hoạch bước tiếp theo sau khi không có ai trúng thầu.

Cáp dưới biển đại diện cho một trong những mặt trận mới và nhạy cảm nhất trong sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở Thái Bình Dương. Trong khi duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Micronesia cũng thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại lâu dài với Trung Quốc.






Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo