xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc né chuyện biển Đông

HUỆ BÌNH

Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện giai đoạn tiếp theo của chiến lược tái cân bằng giữa lúc môi trường an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi

Ngoại trưởng nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) nhóm họp tại TP Hiroshima - Nhật Bản trong 2 ngày 10 và 11-4.

G7 lo ngại Bắc Kinh

Ngoài những chủ đề nóng như tình hình Trung Đông, khủng hoảng tị nạn, xung đột ở Ukraine, mối đe dọa khủng bố, chương trình hạt nhân của Triều Tiên..., nước chủ nhà Nhật Bản đang phối hợp với các thành viên khác của G7 để đưa vấn đề biển Đông, Hoa Đông vào chương trình nghị sự của cuộc gặp nói trên cũng như Hội nghị Thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra tại tỉnh Mie ngày 26 và 27-5. Theo hãng tin Kyodo, một tuyên bố về an ninh hàng hải dự kiến được công bố sau khi Hội nghị Ngoại trưởng G7 kết thúc.

Văn kiện trên dự kiến phản đối mạnh mẽ việc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và các quyền hàng hải thông qua đe dọa hoặc vũ lực. Ngoài ra, các ngoại trưởng sẽ bày tỏ quan ngại trước hoạt động xây dựng và triển khai vũ khí trái phép của Trung Quốc ở biển Đông. Họ cũng kêu gọi giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do đi lại giữa lúc có những phỏng đoán Bắc Kinh đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông.

Theo một số nguồn tin, Nhật Bản hy vọng khuôn khổ G7 sẽ giúp kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc bất chấp quan hệ 2 nước có thể xấu thêm. Tokyo và Bắc Kinh đang tranh cãi về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật kiểm soát.

img

Nhiều nước tìm đến Mỹ

Bước đi trên cũng cho thấy Nhật Bản bỏ ngoài tai lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 8-4, theo đó các hội nghị thượng đỉnh G7 và G20 (nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi) chỉ nên tập trung vào chủ đề kinh tế. Giới phân tích cho rằng đây là cảnh báo của Bắc Kinh rằng cộng đồng quốc tế không nên nêu vấn đề biển Đông tại những hội nghị nói trên.

Theo ông Vương, Hội nghị Thượng đỉnh G20 (dự kiến tổ chức vào đầu tháng 9 tại TP Hàng Châu) chỉ bàn các vấn đề kinh tế, không nói tới chuyện chính trị như tranh chấp lãnh thổ. Không dừng ở đó, ông này cảnh báo các nước “không nên vì mục đích chính trị mà đưa những vấn đề còn tồn tại từ lịch sử, tranh chấp chủ quyền hay lãnh thổ vào G20”.

Việc Trung Quốc muốn gạt vấn đề biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của các hội nghị quan trọng nói trên không có gì khó hiểu. Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, các nước khắp châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng lo ngại hoạt động quân sự hóa quy mô lớn của Trung Quốc ở biển Đông. “Điều này giải thích vì sao nhiều nước tìm đến Mỹ và kêu gọi giúp đỡ để giữ gìn những quy định và nguyên tắc vốn là nền tảng giúp khu vực phát triển thịnh vượng” - ông Carter phát biểu trước Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tại TP New York hôm 8-4. Ông chủ Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh Bộ Quốc phòng Mỹ đang thực hiện giai đoạn tiếp theo của chiến lược tái cân bằng giữa lúc môi trường an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi.

Phát biểu trên được ông Carter đưa ra trước thềm chuyến thăm châu Á trong những ngày tới. Báo The Washington Post cho biết những hành động khiêu khích của Bắc Kinh ở biển Đông là một trong những nội dung thảo luận quan trọng trong chuyến công du này. Tuy nhiên, ông Carter dự kiến chỉ đến Ấn Độ và Philippines chứ không ghé Trung Quốc.

Ấn Độ mua máy bay Mỹ

Lãnh đạo Tập đoàn General Atomics tiết lộ Ấn Độ đang đàm phán với Mỹ về khả năng mua 40 chiếc máy bay trinh sát không người lái Predator. Theo Reuters, đây là bước đi đầu tiên tiến tới việc mua phiên bản vũ trang của Predator nhằm tăng cường năng lực quân sự của Ấn Độ tại các khu vực biên giới với Trung Quốc và Pakistan, cũng như Ấn Độ Dương - nơi hải quân Trung Quốc cũng đang mở rộng hoạt động bằng tàu ngầm và tàu chiến.

Cuối năm 2015, chính phủ Mỹ phê chuẩn đề xuất của General Atomics về việc tiếp thị phiên bản UAV Predator XP không vũ trang sang thị trường Ấn Độ. Hiện chưa rõ khi nào thì những chiếc UAV này được bàn giao. Ngoài phiên bản Predator trinh sát, Ấn Độ cũng đề nghị Mỹ bán 100 chiếc Predator C Avenger vũ trang - đang được Washington sử dụng để tấn công các phần tử vũ trang ở Pakistan và Afghanistan. Tuy nhiên, thỏa thuận này cần sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ và sự đồng ý của 34 nước thuộc nhóm cơ chế kiểm soát công nghệ tên lửa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo