xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc và kế hoạch cứu trái đất khỏi hiểm họa thiên thạch

Phương Võ (Theo South China Morning Post)

(NLĐO) - Chương trình không gian của Trung Quốc một ngày nào đó có thể cứu thế giới khỏi mối đe dọa của thiên thạch khổng lồ, theo các nhà nghiên cứu nước này.

Theo một nghiên cứu được Bắc Kinh tài trợ, Trung Quốc có thể phóng 23 tên lửa Trường Chinh 5 để phá vỡ các thiên thạch trong thái dương hệ khi cần.

Trường Chinh 5 (còn gọi là CZ-5) là tên lửa đẩy không gian lớn nhất của Trung Quốc và là xương sống của chương trình vũ trụ nước này.

Theo nghiên cứu, một thiên thạch rộng 500 mét có thể khiến hàng triệu người thiệt mạng nếu va chạm trái đất. Nguy cơ xảy ra một vụ va chạm như thế hiện rất thấp. 

Dù vậy, một thiên thạch có tên là Bennu (rộng khoảng 500 mét) bị xem là mối đe dọa với trái đất trong khoảng 150 năm nữa. Vì thế, một nhóm nhà nghiên cứu tại Trung tâm khoa học không gian quốc gia Trung Quốc được giao nhiệm vụ tìm hiểu xem Bắc Kinh có thể làm gì để đối phó kịch bản xấu liên quan đến Bennu.

Trung Quốc và kế hoạch cứu trái đất khỏi hiểm họa thiên thạch - Ảnh 1.

Thiết kế của tên lửa đẩy CZ-5 được dùng để đối phó hiểm họa từ thiên thạch. Ảnh: SCMP

Việc thay đổi đường đi của một thiên thạch khổng lồ đang di chuyển với tốc độ cực nhanh sẽ phải đòi hỏi nhiều động năng. Vũ khí hạt nhân có thể làm công việc này nhưng một vụ nổ như thế có thể khiến mục tiêu vỡ ra thành các mảnh nhỏ hơn và mối đe dọa của chúng vẫn còn đó.

Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu Trung Quốc, 23 tên lửa đẩy CZ-5 có thể được phóng cùng lúc từ nhiều địa điểm khắp nước. Tên lửa này ước tính mất khoảng gần 3 năm mới đến được mục tiêu.

Trên mỗi tên lửa có gắn một thiết bị được thiết kế để tránh làm vỡ thiên thạch. Thay vào đó, mỗi tên lửa sau khi trúng thiên thạch sẽ tác động để làm thay đổi đường đi của Bennu. Theo tính toán của nhà nghiên cứu Li Mingtao, Bennu sau đó sẽ đổi hướng để bay qua trái đất ở khoảng cách đủ an toàn.

Ông Li và các đồng nghiệp dự báo trong vòng 10 năm nữa, thế giới sẽ có phương pháp bảo vệ trái đất khỏi thiên thạch lớn mà không cần dùng đến vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc và kế hoạch cứu trái đất khỏi hiểm họa thiên thạch - Ảnh 2.

Hình chụp thiên thạch Bennu của NASA. Ảnh: NASA

Hồi năm 2018, một nhóm chuyên gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) đề xuất một sứ mệnh tương tự, sử dụng 75 tên lửa đẩy Delta IV Heavy.

Tuy nhiên, ông Li đánh giá kế hoạch của Mỹ tốn kém hơn và cần nhiều thời gian chuẩn bị hơn so với đề xuất của Trung Quốc.

Mỹ bắt đầu tiến hành chương trình bảo vệ trái đất trước mối đe dọa thiên thạch từ nhiều thập kỷ trước. Nước này hiện có một hệ thống radar cảnh báo thiên thạch trên trái đất. Gần đây, một tàu không gian Mỹ đã mang về trái đất các mẫu đá thu thập từ Bennu.

Trong khi đó, Trung Quốc dự kiến vào năm 2025 phóng tàu không gian có nhiệm vụ thu thập mẫu thiên thạch. Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn đang xây dựng một hệ thống phòng thủ trái đất được cho là có thể theo dõi nhiều mục tiêu trên không gian hơn so với Washington.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo